Phòng vắt trữ sữa mẹ là gì? Không lắp đặt phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc bị xử phạt bao nhiêu?
Phòng vắt trữ sữa mẹ là gì? Bố trí Phòng vắt trữ sữa mẹ cho lao động nữ tại nơi làm việc sẽ dựa vào yếu tố gì?
Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa (Điều 76 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
Theo quy định này thì việc bố trí phòng vắt trữ sữa sẽ dựa vào điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên với trường hợp sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì bắt buộc phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
Phòng vắt trữ sữa mẹ là gì? Không lắp đặt phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc bị xử phạt bao nhiêu? (hình từ internet)
Số lượng phòng vắt trữ sữa theo số lượng lao động nữ tại nơi làm việc là bao nhiêu?
Căn cứ tại Quyết định 5175/QĐ-BYT năm 2021 Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc có đề cập về số lượng phòng vắt sữa như sau:
STT | Số lượng lao động nữ (người) | Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ tối thiểu |
1 | < 100 | 1 |
2 | Từ 100 đến < 500 | 2 |
3 | Từ 500 đến <1.000 | 3 |
4 | Từ 1000 lao động nữ trở lên | ≥ 4 phòng (đảm bảo trung bình 300 lao động nữ/phòng) |
Bảng 1. Số lượng phòng vắt, trữ sữa theo số lượng lao động nữ
Như vậy, số lượng phòng vắt trữ sữa theo số lượng lao động nữ tại nơi làm việc được xác định như sau:
- Số lượng lao động nữ dưới 100 thì số lượng phòng vắt trữ sữa mẹ tối thiểu là 01 phòng.
- Số lượng lao động nữ từ 100 đến < 500 thì số lượng phòng vắt trữ sữa mẹ tối thiểu là 02 phòng.
- Số lượng lao động nữ từ 500 đến <1.000 thì số lượng phòng vắt trữ sữa mẹ tối thiểu là 03 phòng.
- Số lượng lao động nữ từ 1000 lao động nữ trở lên thì số lượng phòng vắt trữ sữa mẹ tối thiểu từ 04 phòng (đảm bảo trung bình 300 lao động nữ/phòng).
Người sử dụng lao động không lắp đặt phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con;
l) Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người sử dụng lao động là cá nhân không lắp đặt phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức không lắp đặt phòng vắt sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?