Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong Bộ luật Hình sự giống và khác nhau như thế nào?
Phòng vệ chính đáng là gì? Tình thế cấp thiết là gì?
Phòng vệ chính đáng được giải thích tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Tình thế cấp thiết được giải thích tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong Bộ luật Hình sự giống nhau như thế nào?
- Cả hai nội dung này đều được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 và không bị coi là tội phạm nên đều không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.
- Hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hay vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Do mục đích của phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là tích cực, phù hợp với lợi ích của xã hội nên nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (theo điểm c, d khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015).
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết (Hình từ Internet)
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong Bộ luật Hình sự khác nhau như thế nào?
Tiêu chí | Phòng vệ chính đáng | Tình thế cấp thiết |
CCPL | Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 | Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 |
Nguồn gốc gây nguy hiểm | Do con người gây nên. | Đa dạng hơn, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như do con người, thiên nhiên, súc vật, máy móc... |
Mục đích | Bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. | Muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. |
Phương thức thực hiện | Chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. | Gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. |
Ưu tiên lựa chọn | Không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng. | Phải là lựa chọn cuối cùng do không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra. |
Thiệt hại | Không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. | Bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. |
Đối tượng của hành vi | Gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác. | Trong tình thế cấp thiết đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích. |
Dưới đây là ví dụ cụ thể để có thể hình dung rõ hơn như thế nào là phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết:
Phòng về chính đáng: Kẻ cướp dùng hung khí tấn công bạn một cách quyết liệt nhằm giết chết bạn để cướp tài sản mà bạn không có cách nào khác để thoát thân và đành phải chống trả lại làm chết kẻ cướp. Trong trường hợp này có thể coi là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm.
Tình thế cấp thiết: Vì muốn ngăn chặn đám cháy đang lây lan trong dãy dân cư liền nhau F bắt buộc phải đập nhà anh G để ngăn đám cháy lại.
Trường hợp này có thể thấy F đã không còn sự lựa chọn nào khác và thiệt hại xảy ra đối với nhà anh G rõ ràng nhỏ hơn thiệt hại của cháy nhà của cả khu dân cư do đó hành vi của F thỏa dấu hiệu của tình thế cấp thiết và sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?