Phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp loại thị thực nào? Giá trị của thị thực là mấy năm?
Phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp loại thị thực nào?
Phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp loại thị thực được quy định tại Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, cụ thể như sau:
Ký hiệu thị thực
...
8. DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
9. NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
10. NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
11. NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
12. DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.
13. HN - Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
14. PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
15. PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
...
Như vậy, phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp một trong hai loại thị thực sau:
- PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
- PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp loại thị thực nào? Giá trị của thị thực là mấy năm? (hình từ internet)
Giá trị của thị thực cấp cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quy định thế nào?
Giá trị của thị thực cấp cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và khoản 2 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 như sau:
Thời hạn thị thực
...
4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 01 năm.
...
7. Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
8. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
Như vậy, thị thực cấp cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có giá trị sử dụng không quá 01 năm.
Trường hợp thị thực cấp cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hết hạn thì được xem xét cấp thị thực mới.
Lưu ý: Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
Phóng viên nước ngoài muốn hoạt động báo chí tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục gì?
Tại Điều 4 Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục cấp phép hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú
1. Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam gồm:
a) Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên nước ngoài.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp được chấp thuận, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài.
3. Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và được hướng dẫn hoạt động.
Như vậy, phóng viên nước ngoài muốn hoạt động báo chí tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động thông tin, báo chí.
Về hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục cấp phép hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như quy định trên.
- Nghị định 88/2012/NĐ-CP
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?