Phóng viên nước ngoài không thường trú là người tiến hành các hoạt động thông tin báo chí ngắn hạn tại Việt Nam đúng không?
- Phóng viên nước ngoài không thường trú là người tiến hành các hoạt động thông tin báo chí ngắn hạn tại Việt Nam đúng không?
- Phóng viên nước ngoài không thường trú có yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo chỉ huy cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi văn bản đến cơ quan nào?
- Phóng viên không thường trú phải mang theo giấy tờ gì khi hoạt động báo chí tại cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng?
Phóng viên nước ngoài không thường trú là người tiến hành các hoạt động thông tin báo chí ngắn hạn tại Việt Nam đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 88/2012/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí nước ngoài.
4. Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên thường trú tại Việt Nam, sau đây gọi là phóng viên thường trú.
5. Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú.
6. Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng chính thức cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
7. Cộng tác viên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp ở Việt Nam được Văn phòng thường trú tuyển dụng để hỗ trợ cho một số hoạt động thông tin, báo chí cụ thể của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú trong một thời gian nhất định.
...
Theo quy định trên thì phóng viên nước ngoài không thường trú (hoặc phóng viên không thường trú) là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú.
Do đó, phóng viên nước ngoài không thường trú là người tiến hành các hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn tại Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài không thường trú là người tiến hành các hoạt động thông tin báo chí ngắn hạn tại Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)
Phóng viên nước ngoài không thường trú có yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo chỉ huy cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi văn bản đến cơ quan nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2019/TT-BQP có quy định như sau:
Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài
...
2. Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam
a) Khi phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại các cơ quan, đơn vị Quân đội, tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, thì cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao hoặc 01 cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận) có văn bản gửi Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn). Văn bản ghi rõ thành phần đoàn (họ tên phóng viên, cơ quan báo chí, quốc tịch, số hộ chiếu, năm sinh), mục đích, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm làm việc, câu hỏi dự kiến phỏng vấn, kịch bản phim (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, Tổng cục Chính trị có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận với cơ quan hướng dẫn phóng viên nước ngoài bằng văn bản.
...
Như vậy, phóng viên nước ngoài không thường trú khi có yêu cầu phòng vấn lãnh đạo chỉ huy cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi văn bản đến Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn) theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao hoặc 01 cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận).
Theo đó, văn bản phải ghi rõ thành phần đoàn (họ tên phóng viên, cơ quan báo chí, quốc tịch, số hộ chiếu, năm sinh), mục đích, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm làm việc, câu hỏi dự kiến phỏng vấn, kịch bản phim (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, Tổng cục Chính trị có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận với cơ quan hướng dẫn phóng viên nước ngoài bằng văn bản.
Phóng viên không thường trú phải mang theo giấy tờ gì khi hoạt động báo chí tại cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2019/TT-BQP như sau:
Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài
...
2. Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam
...
d) Khi hoạt động thông tin, báo chí trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, phóng viên phải mang theo Giấy phép hoạt động do Bộ Ngoại giao cấp, hộ chiếu; hoạt động theo đúng mục đích, chương trình ghi trong văn bản chấp thuận của Tổng cục Chính trị và hướng dẫn của cán bộ cơ quan, đơn vị.
...
Như vậy, khi hoạt động thông tin, báo chí tại cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, phóng viên nước ngoài không thường trú phải mang theo các giấy tờ sau:
- Giấy phép hoạt động do Bộ Ngoại giao cấp;
- Hộ chiếu;
Theo đó, phóng viên nước ngoài không thường trú phải hoạt động theo đúng mục đích, chương trình ghi trong văn bản chấp thuận của Tổng cục Chính trị và hướng dẫn của cán bộ cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?