Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động báo chí tại cơ quan Quân đội cần gửi hồ sơ đề nghị như thế nào?
- Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động báo chí tại cơ quan Quân đội cần gửi hồ sơ đề nghị như thế nào?
- Khi hoạt động báo chí tại cơ quan Quân đội, phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải mang theo những gì?
- Tổng cục Chính trị có trách nhiệm gì trong việc thực hiện công tác quản lý báo chí?
Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động báo chí tại cơ quan Quân đội cần gửi hồ sơ đề nghị như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định về Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam như sau:
Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài
...
2. Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam
a) Khi phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại các cơ quan, đơn vị Quân đội, tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, thì cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao hoặc 01 cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận) có văn bản gửi Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn). Văn bản ghi rõ thành phần đoàn (họ tên phóng viên, cơ quan báo chí, quốc tịch, số hộ chiếu, năm sinh), mục đích, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm làm việc, câu hỏi dự kiến phỏng vấn, kịch bản phim (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, Tổng cục Chính trị có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận với cơ quan hướng dẫn phóng viên nước ngoài bằng văn bản.
...
Theo đó, khi phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại các cơ quan, đơn vị Quân đội thì cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao hoặc 01 cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận) có văn bản gửi Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn).
Văn bản ghi rõ thành phần đoàn (họ tên phóng viên, cơ quan báo chí, quốc tịch, số hộ chiếu, năm sinh), mục đích, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm làm việc, câu hỏi dự kiến phỏng vấn, kịch bản phim (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, Tổng cục Chính trị có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận với cơ quan hướng dẫn phóng viên nước ngoài bằng văn bản.
Phóng viên nước ngoài (Hình từ Internet)
Khi hoạt động báo chí tại cơ quan Quân đội, phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải mang theo những gì?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định như sau:
Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài
...
2. Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam
...
d) Khi hoạt động thông tin, báo chí trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, phóng viên phải mang theo Giấy phép hoạt động do Bộ Ngoại giao cấp, hộ chiếu; hoạt động theo đúng mục đích, chương trình ghi trong văn bản chấp thuận của Tổng cục Chính trị và hướng dẫn của cán bộ cơ quan, đơn vị.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định thì Công tác báo chí trong Bộ Quốc phòng là một bộ phận công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội, là nội dung quan trọng trong hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Theo quy định trên, khi hoạt động thông tin, báo chí trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải mang theo Giấy phép hoạt động do Bộ Ngoại giao cấp, hộ chiếu.
Đồng thời, phải hoạt động theo đúng mục đích, chương trình ghi trong văn bản chấp thuận của Tổng cục Chính trị và hướng dẫn của cán bộ cơ quan, đơn vị.
Tổng cục Chính trị có trách nhiệm gì trong việc thực hiện công tác quản lý báo chí?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định như sau:
Trách nhiệm của Tổng cục Chính trị
Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công tác quản lý báo chí theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực báo chí của Đảng, Nhà nước; các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về báo chí đã được Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2. Thẩm định các đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển, quản lý báo chí của các cơ quan, đơn vị trình Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt.
3. Định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí.
4. Phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí, cán bộ phát ngôn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí.
5. Phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng.
6. Chỉ đạo các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí thực hiện đúng quy trình về việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực báo chí; cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo; chấp thuận việc họp báo theo quy định của pháp luật về báo chí.
7. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế về báo chí; quản lý hoạt động của phóng viên báo chí nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
8. Chỉ đạo Cục Tuyên huấn và các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí thực hiện tốt việc lưu chiểu báo chí.
9. Chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi xin ý kiến thỏa thuận của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí.
10. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí.
Theo đó, Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công tác quản lý báo chí theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định về Nội dung quản lý Nhà nước về báo chí trong Bộ Quốc phòng.
Trách nhiệm của Tổng cục Chính trị được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?