Phòng y tế của xí nghiệp phải được trang bị những gì? Lực lượng sơ cứu tại xí nghiệp bao gồm những lực lượng nào?
Có mấy loại túi sơ cứu?
Có mấy loại túi sơ cứu?
Căn cứ Mục 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT phân loại các túi sơ cứu như sau:
STT | Yêu cầu trang bị tối thiểu | Túi A | Túi B | Túi C |
1 | Băng dính (cuộn) | 02 | 02 | 04 |
2 | Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
3 | Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
4 | Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn) | 01 | 02 | 04 |
5 | Băng tam giác (cái) | 04 | 04 | 06 |
6 | Băng chun | 04 | 04 | 06 |
7 | Gạc thấm nước (10 miếng/gói) | 01 | 02 | 04 |
8 | Bông hút nước (gói) | 05 | 07 | 10 |
9 | Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
10 | Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
11 | Kéo cắt băng | 01 | 01 | 01 |
12 | Panh không mấu thẳng kích thước 16 - 18 cm | 02 | 02 | 02 |
13 | Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm | 02 | 02 | 02 |
14 | Găng tay khám bệnh (đôi) | 05 | 10 | 20 |
15 | Mặt nạ phòng độc thích hợp | 01 | 01 | 02 |
16 | Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 500ml) | 01 | 03 | 06 |
17 | Dung dịch sát trùng (lọ): |
|
|
|
| - Cồn 70° | 01 | 01 | 02 |
| - Dung dịch Betadine | 01 | 01 | 02 |
18 | Kim băng an toàn (các cỡ) | 10 | 20 | 30 |
19 | Tấm lót nilon không thấm nước | 02 | 04 | 06 |
20 | Phác đồ sơ cứu | 01 | 01 | 01 |
21 | Kính bảo vệ mắt | 02 | 04 | 06 |
22 | Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi | 01 | 01 | 01 |
23 | Nẹp cổ (cái) | 01 | 01 | 02 |
24 | Nẹp cánh tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
25 | Nẹp cẳng tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
26 | Nẹp đùi (bộ) | 01 | 01 | 02 |
27 | Nẹp cẳng chân (bộ) | 01 | 01 | 02 |
Theo quy định trên thì túi sơ cứu được chia làm 3 loại: Túi A, túi B và túi C. Trong mỗi túi thì sẽ có yêu cầu trang tối thiểu. Bạn có thể xem tại nội dung trên.
Xí nghiệp có số lượng 500 thì cần phải có bao nhiêu túi sơ cứu?
Căn cứ Mục 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định số lượng túi sơ cứu tại khu vực làm việc như sau:
TT | Quy mô khu vực làm việc | Số lượng và loại túi |
1 | ≤ 25 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A |
2 | Từ 26 - 50 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B |
3 | Từ 51 - 150 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C |
* Ghi chú: 01 túi B tương đương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.
Như vậy theo quy định trên thì xí nghiệp của bạn phải có ít nhất 5 túi sơ cứu loại C.
Lực lượng sơ cứu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu như sau:
* Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
* Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
* Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
* Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Như vậy lực lượng sơ cứu gồm: người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu và phải đáp ứng về điều kiện sức khỏe và huấn luyện các kỹ năng….
Công nhân có cần phải được huấn luyện sơ cứu không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định huấn luyện sơ cứu, cấp cứu như sau:
- Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
+ Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
+ Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
- Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?