Phụ cấp độc hại đối với nhân viên thiết bị trong trường học ra sao? Cách tính phụ cấp độc hại đối với nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm trường học ra sao?
Phụ cấp độc hại đối với nhân viên thiết bị trong trường học ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP
...
2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Theo đó, sẽ dựa theo tính chất công việc thực tế của nhân viên thiết bị đó để xác định nhân viên đó có tiếp xúc yếu tố độc hại nào hay không, từ đó xác định có được phụ cấp độc hại không.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo Công văn 9552/TCCB năm 2003 thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, công, viên chức làm việc trong phòng thí nghiệm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho các vị trí cụ thể sau:
II. Các mức phụ cấp
1. Mức 0,3 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân, thí nghiệm hóa phóng xạ.
2. Mức 0,2 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm hóa, sinh, điện cao áp, thủ kho hóa chất.
Phụ cấp độc hại
Cách tính phụ cấp độc hại đối với nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm trường học ra sao?
Căn cứ theo Mục III Công văn 9552/TCCB năm 2003 quy định như sau:
III. Cách tính và trả phụ cấp
1. Cách tính hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại mục V, Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 07-7-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
2. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm do đơn vị sắp xếp thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao.
3. Thời gian thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm nêu trên từ ngày 01-9-2003.
Thông tư 23/LĐTBXH-TT năm 1993 hiện nay đã không còn được áp dụng do đã hết hiệu lực, việc tính phụ cấp độc hại nói chung theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV.
Các mức phụ cấp độc hại đối với nhân viên là viên chức ra sao?
Mức phụ cấp độc hại quy định tại tiểu mục I Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung hiện nay được gọi là lương cơ sở, theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng.
Phụ cấp độc hại tương ứng với từng mức như sau:
Mức 0,1 là 149.000 đồng;
Mức 0,2 là 298.000 đồng;
Mức 0,3 là 447.000 đồng;
Mức 0,4 là 596.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?
- Tải mẫu báo cáo tổng kết khu dân cư cuối năm mới nhất? Báo cáo tổng kết khu dân cư cuối năm là gì?
- Mẫu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào?