Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào?

Cho tôi hỏi phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào? Mức phụ cấp cao nhất có thể hưởng là bao nhiêu? Phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở này có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không? Câu hỏi của chị Thảo (Vĩnh Long).

Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 26/2016/NĐ-CP có quy định:

Đối tượng áp dụng
1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng, Điều động, biệt phái đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này bao gồm:
a) Cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy gồm: Cơ sở Điều trị nghiện tự nguyện; cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở Điều trị nghiện bắt buộc); cơ sở xã hội; cơ sở đa chức năng; cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy;
b) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; trung tâm công tác xã hội.

Theo đó phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập sau:

- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật;

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí;

- Trung tâm công tác xã hội.

Đồng thời các công chức, viên chức này là các đối tượng đã được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở nêu trên.

Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội nào?

Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập nào? (Hình từ Internet)

Mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất được áp dụng cho công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 26/2016/NĐ-CP có quy định:

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp cho người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi.
3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người khuyết tật nặng.
4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp trẻ em từ 4 tuổi trở lên, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, người cao tuổi.
5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đối với người nhiễm HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi;
6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn công tác xã hội và y tế; công chức, viên chức công tác xã hội và y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các cơ sở (trừ đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều này) thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Theo đó mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất là 70% được áp dụng cho công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật đặc biệt nặng.

Phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Về vấn đề này tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 26/2016/NĐ-CP có quy định:

Nguyên tắc áp dụng và cách tính các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề
...
3. Cách tính
a) Các phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này được tính trên mức lương theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được xác định bằng công thức sau:
Cách tính
b) Các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
c) Các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Phụ cấp ưu đãi
Cơ sở trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ cấp ưu đãi nghề của bác sĩ tâm thần là bao nhiêu?
Pháp luật
Phụ cấp ưu đãi nghề đặc thù, phụ cấp khu vực của công chức, viên chức y tế trong thời gian nghỉ thai sản có được tính không?
Pháp luật
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề không được tính cho phó hiệu trưởng có thời gian đi học chính trị từ bao nhiêu tháng trở lên?
Pháp luật
Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ khám, kiểm tra bệnh nhân tâm thần và động kinh là bao nhiêu?
Pháp luật
Công chức, viên chức y tế trực tiếp khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS, lao thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Pháp luật
Tổ chức có quyền được thành lập và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không? Hồ sơ đăng ký thành lập gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ xin thành lập cơ sở từ thiện, cơ sở trợ giúp xã hội trong bệnh viện hiện nay bao gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Viên chức y tế đi học theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế, phụ cấp khu vực hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ cấp ưu đãi
4,654 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp ưu đãi Cơ sở trợ giúp xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp ưu đãi Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở trợ giúp xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào