Phụ cấp và khoán kinh phí đối với những người hoạt động không chuyên trách được quy định như thế nào?
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 13. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn:
1. Loại 1 tối đa 14 người.
2. Loại 2 tối đa 12 người.
3. Loại 3 tối đa 10 người."
Theo đó, Nghị định ở trung ương quy định như vậy nhưng ở địa phương cắt giảm chức danh gì thì phải xem lại cách triển khai tại địa phương.
Ban Pháp lý không thể khẳng định có giảm 1 Chỉ huy phó hay không bạn nha.
Người hoạt động không chuyên trách
Phụ cấp và khoán kinh phí đối với những người hoạt động không chuyên trách được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 14. Phụ cấp và khoán kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau:
a) Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở;
b) Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở;
c) Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở.
2. Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:
a) Quy định chức danh và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại Điều 13 Nghị định này;
b) Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
c) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Điều 14a. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).
2. Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.
"
Những người hoạt động không chuyên trách có được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội gì hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách
1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Theo đó, những người hoạt động không chuyên trách có được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?