Phụ lục IV Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 hướng dẫn những mẫu văn bản gì trong hoạt động xây dựng?
- Phụ lục IV Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 hướng dẫn những mẫu văn bản gì trong hoạt động xây dựng?
- Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động được quy định thế nào theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- 09 Nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng hiện hành?
Phụ lục IV Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 hướng dẫn những mẫu văn bản gì trong hoạt động xây dựng?
Căn cứ tại Điều 124 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về Hiệu lực thi hành của Nghị định 175/2024/NĐ-CP:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các nghị định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
b) Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quy định một số giấy tờ hợp pháp đất đai để cấp giấy phép xây dựng.
3. Bãi bỏ một số điều, khoản của các Nghị định sau đây:
a) Điều 12, Phụ lục VI, Phụ lục VII của Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
b) Điểm b, điểm c khoản 3 Điều 111 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
...
Như vậy, kể từ ngày 30/12/2024 Nghị định 175/2024/NĐ-CP chính thức thay thế Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Và tại Phụ lục IV Nghị định 175/2024/NĐ-CP có hướng dẫn 06 biểu mẫu văn bản về quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
Mẫu số 01 | Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng |
Mẫu số 02 | Đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng |
Mẫu số 03 | Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng |
Mẫu số 04 | Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn và xác định hạng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng |
Mẫu số 05 | Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng |
Mẫu số 06 | Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng |
Tải về Trọn bộ Phụ lục IV Nghị định 175/2024/NĐ-CP
Phụ lục IV Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 hướng dẫn những mẫu văn bản gì trong hoạt động xây dựng? (Hình từ Internet)
Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động được quy định thế nào theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động được quy định cụ thể tại Điều 74 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
- Cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 175/2024/NĐ-CP khi đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập các lĩnh vực sau:
+ Khảo sát xây dựng gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình;
+ Thiết kế quy hoạch xây dựng;
+ Thiết kế xây dựng gồm: Thiết kế kiến trúc công trình (thực hiện theo quy định của Luật Kiến trúc); thiết kế xây dựng công trình; thiết kế cơ – điện công trình;
+ Giám sát thi công xây dựng gồm: Giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
+ Định giá xây dựng;
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
09 Nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng hiện hành?
Trong hoạt động đầu tư xây dựng cần tuân thủ 09 nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 4 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), cụ thể:
(1) Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
(2) Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
(3) Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(4) Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
(5) Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
(6) Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này.
(7) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(8) Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
(9) Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích không?
- Hướng dẫn tính điểm thi đua đối với ban tổ chức các tỉnh, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương theo Quy định 13?
- Khi nào được cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô? Trình tự, hồ sơ cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo Nghị định 160?
- Mẫu thư trả lời khiếu nại của khách hàng là người tiêu dùng? Thời hạn thông báo cho người tiêu dùng về việc tiếp nhận khiếu nại là bao lâu?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là bao nhiêu? Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội?