Phụ nữ người Kinh có chồng là dân tộc thiểu số có được hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số khi sinh con thứ ba hay không?
- Phụ nữ người Kinh có chồng là dân tộc thiểu số có được hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số khi sinh con thứ ba hay không?
- Hồ sơ xét hưởng hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số đối với phụ nữ người Kinh có chồng là dân tộc thiểu số gồm những gì?
- Đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ nhưng sinh thêm con trái chính sách dân số thì có bị thu hồi kinh phí đã hỗ trợ hay không?
Phụ nữ người Kinh có chồng là dân tộc thiểu số có được hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số khi sinh con thứ ba hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ như sau:
Đối tượng được hỗ trợ
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
6. Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
7. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);
8. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;
...
Theo quy định trên thì trường hợp sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận thì được hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số.
Đối chiếu với trường hợp của chị thì chị có thể được được hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;
(2) Chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
(3) Hai con bị mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền;
(4) Được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
Phụ nữ người Kinh có chồng là dân tộc thiểu số có được hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số khi sinh con thứ ba hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xét hưởng hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số đối với phụ nữ người Kinh có chồng là dân tộc thiểu số gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2018/TT-BYT) quy định về hồ sơ xét hưởng chính sách hỗ trợ như sau:
Hồ sơ xét hưởng chính sách hỗ trợ
1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo Mẫu số 1a ban hành kèm theo Thông tư này đối với đối tượng có số định danh cá nhân và Mẫu số 1b ban hành kèm theo Thông tư này đối với đối tượng chưa có số định danh cá nhân. Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện kê khai trong trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ không biết chữ, sức khỏe yếu, không tự khai được.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu một số giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, bao gồm:
a) Giấy đăng ký kết hôn đối với đối tượng hưởng chính sách là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số.
b) Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương đối với trường hợp sinh con thứ ba nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền;
Như vậy, theo quy định, hồ sơ xét hưởng hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số bao gồm:
(1) Tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số:
- Trường hợp đối tượng hỗ trợ có số định danh cá nhân thì tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số là Mẫu số 1a ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BYT: TẢI VỀ
- Trường hợp đối tượng hỗ trợ chưa có số định danh cá nhân thì tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số là Mẫu số 1b ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BYT: TẢI VỀ
(2) Giấy đăng ký kết hôn;
(3) Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương đối với trường hợp sinh con thứ ba nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền.
Đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ nhưng sinh thêm con trái chính sách dân số thì có bị thu hồi kinh phí đã hỗ trợ hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH quy định về việc thu hồi kinh phí khi đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ vi phạm cam kết như sau:
Thu hồi kinh phí khi đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ vi phạm cam kết
1. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày phát hiện đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đã nhận kinh phí hỗ trợ nhưng vi phạm cam kết, sinh thêm con trái chính sách dân số, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định thu hồi kinh phí theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Quyết định và Thông báo thu hồi kinh phí cho đối tượng đã nhận hỗ trợ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định và Thông báo, đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đã nhận kinh phí hỗ trợ nhưng vi phạm cam kết, sinh thêm con trái chính sách dân số có trách nhiệm hoàn trả kinh phí tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Kinh phí hoàn trả được nộp lại ngân sách nhà nước theo quy định.
Như vậy, theo quy định, trường hợp đối tượng đã hưởng chính sách hỗ trợ nhưng sinh thêm con trái chính sách dân số thì Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định thu hồi kinh phí đã hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?