Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM được chỉ định khi nào và do ai thực hiện?
- Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM được chỉ định khi nào và do ai thực hiện?
- Tiến hành phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM theo các bước như thế nào?
- Sau khi điều trị phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM có thể có những biến chứng gì?
Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM được chỉ định khi nào và do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM TRÊN IMPLANT SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAD/CAM
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant được lưu giữ, nâng đỡ bằng thanh nâng đỡ (thanh ngang) trên các implant.
- Thanh nâng đỡ là phương tiện lưu giữ, nâng đỡ hàm giả, được tạo ra bằng phương pháp đúc hoặc bằng công nghệ CAD/CAM. Thanh ngang được làm bằng hợp kim và cố định vào các trụ implant bằng các vít hoặc cement thông qua multiunit abutment hoặc abutment.
- Là phục hình hàm phủ nâng đỡ một phần hoặc toàn phần trên implant.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Mất răng toàn bộ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Không đủ khoảng phục hình theo chiều đứng.
- Viêm quanh Implant (periimplantitis).
- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật:
- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.
- Điều dưỡng nha khoa.
...
Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant được lưu giữ, nâng đỡ bằng thanh nâng đỡ (thanh ngang) trên các implant.
- Thanh nâng đỡ là phương tiện lưu giữ, nâng đỡ hàm giả, được tạo ra bằng phương pháp đúc hoặc bằng công nghệ CAD/CAM. Thanh ngang được làm bằng hợp kim và cố định vào các trụ implant bằng các vít hoặc cement thông qua multiunit abutment hoặc abutment.
- Là phục hình hàm phủ nâng đỡ một phần hoặc toàn phần trên implant.
Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM được chỉ định khi mất răng toàn bộ.
Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM là bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa va điều dưỡng nha khoa.
Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM (Hình từ Internet)
Tiến hành phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM TRÊN IMPLANT SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAD/CAM
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tình trạng răng miệng và mô quanh implant.
3. Thực hiện kỹ thuật Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM:
3.1. Lần hẹn 1:
- Lấy dấu sơ khởi
- Chuyển labo thực hiện khay lấy dấu cá nhân.
3.2. Lần hẹn 2:
- Thử khay lấy dấu cá nhân trên miệng bệnh nhân;
- Làm vành khít
- Lấy dấu sau cùng bằng kỹ thuật lấy dấu multi-unit abutment khay mở
- Chuyển labo thực hiện nền tạm-gối sáp.
3.3. Lần hẹn 3:
- Thử nền tạm-gối sáp trên miệng bệnh nhân, xác định: Mặt phẳng thẩm mỹ, Mặt phẳng nhai, Kích thước dọc, Đường cười, Vị trí răng nanh, Đường giữa.
- Ghi dấu tương quan 2 hàm.
- Chuyển labo thực hiện việc lên răng.
3.4. Lần hẹn 4:
- Thử răng trên miệng người bệnh và chỉnh sửa nếu cần.
- Chuyển labo thực hiện chế tạo thanh ngang nâng đỡ bằng kỹ thuật CAD/CAM với các thành phần kết nối gắn trên thanh nâng đỡ.
3.5. Lần hẹn 5:
- Thử và kiểm tra độ khít sát thanh nâng đỡ trên implant trong miệng bệnh nhân.
- Chuyển labo thực hiện đúc khung hàm giả (nếu cần)
3.6. Lần hẹn 6:
- Thử lại răng và kiểm tra độ ổn định khung hàm giả trên thanh nâng đỡ trong miệng bệnh nhân;
- Chuyển labo thực hiện hàm giả sau cùng.
3.7. Lần hẹn 7:
- Tháo trụ hướng dẫn lành thương trên multi-unit abutment
- Kiểm tra lực vặn trên các multi-unit abutment
- Cố định thanh nâng đỡ lên các multi-unit abutment bằng vít
- Bít các lổ mở vít bằng bông và composite
- Lắp hàm giả tháo lắp trên thanh nâng đỡ
- Kiểm tra và điều chỉnh nền hàm và khớp cắn
- Đánh bóng lại hàm giả
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng và bảo trì hàm giả.
Như vậy, tiến hành phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM theo các bước được quy định cụ thể trên.
Sau khi điều trị phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM có thể có những biến chứng gì?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN HÀM TRÊN IMPLANT SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAD/CAM
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN:
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật:
- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị:
- Viêm quanh niêm mạc và viêm quanh Implant: điều trị viêm.
- Gãy Implant và hệ thống kết nối: Xử trí từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, sau khi điều trị phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM có thể xảy ra:
- Viêm quanh niêm mạc và viêm quanh Implant: điều trị viêm.
- Gãy Implant và hệ thống kết nối: Xử trí từng trường hợp cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?