Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như thế nào?
Bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài tiếp nhận lao động phải đảm bảo những nội dung gì?
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động được quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
1. Văn bản chuẩn bị nguồn lao động theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực gồm những nội dung sau:
a) Số lượng lao động mà doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị, ngành nghề, giới tính người lao động;
b) Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ của người lao động;
c) Thông tin cơ bản về việc làm ở nước ngoài (nơi làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng lao động);
d) Thời gian dự kiến tuyển chọn.
...
Theo đó, bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực phải đảm bảo bao gồm những nội dung sau:
+ Số lượng lao động mà doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị, ngành nghề, giới tính người lao động;
+ Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ của người lao động;
+ Thông tin cơ bản về việc làm ở nước ngoài (nơi làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng lao động);
+Thời gian dự kiến tuyển chọn.
Tải về Mẫu số 01
Lưu ý:
Bên tiếp nhận nguồn lao động phải cung cấp các tài liệu chứng minh được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH như sau:
- Trường hợp bên nước ngoài là người sử dụng lao động, tài liệu chứng minh bao gồm:
+ 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;
+ Đối với nước có quy định về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài thì cung cấp 01 bản sao tài liệu thể hiện người sử dụng lao động đáp ứng quy định này, kèm bản dịch tiếng Việt.
- Trường hợp bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm:
+ 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;
+ 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản đề nghị chuẩn bị nguồn hoặc tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt;
+ Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.
Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung gì?
Phương án chuẩn bị nguồn lao động được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động
...
4. Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều này); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
b) Phương thức chuẩn bị nguồn:
b1) Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
b2) Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
b3) Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
...
Theo đó, phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm những nội dung sau:
- Số lượng lao động dự kiến; ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
- Phương thức chuẩn bị nguồn:
+ Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển, địa điểm sơ tuyển;
+ Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết);
+ Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực tiếp/liên kết).
Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như thế nào?
Việc thực hiện chuẩn bị nguồn lao động của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm ở nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
...
4. Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau:
a) Tổ chức sơ tuyển người lao động;
b) Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau:
- Tổ chức sơ tuyển người lao động;
- Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?