Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng tối thiểu phải có những nội dung nào?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng có cần phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng không?
- Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng tối thiểu phải có những nội dung nào?
Chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý
1. Việc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần, chào bán cổ phiếu phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng chỉ được chuyển đổi hình thức pháp lý phù hợp với hình thức tổ chức quy định tại Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng trước khi Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.
4. Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình chuyển đổi hình thức pháp lý phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý.
5. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý khai trương hoạt động.
Như vậy chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng được thực hiện dựa trên 05 nguyên tắc được quy định như trên.
Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng có cần phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý
1. Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua và được người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm.
...
Như vậy phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng cần phải có chữ ký, đóng dấu của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng.
Và người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng cũng là người chịu trách nhiệm và thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua đối với Phương án này.
Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng tối thiểu phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý
...
2. Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng;
b) Tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của chủ sở hữu, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
c) Lý do chuyển đổi hình thức pháp lý;
d) Tóm tắt tình hình tài chính và kết quả hoạt động của tổ chức tín dụng được chuyển đổi trong 03 năm liền kề trước năm đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý;
đ) Giá trị thực của vốn điều lệ trước và sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng; nợ xấu, các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và việc tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ này của tổ chức tín dụng trước khi chuyển đổi hình thức pháp lý;
e) Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);
g) Dự kiến về sơ đồ tổ chức, mạng lưới hoạt động và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý;
h) Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý, trong đó tối thiểu phải bao gồm các nội dung: Phân tích thị trường, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh; các báo cáo tài chính dự kiến của từng năm (bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và thuyết minh khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong từng năm);
i) Tỷ lệ phần vốn góp, sở hữu cổ phần; điều kiện đối với cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, chủ sở hữu, thành viên góp vốn nhận chuyển nhượng, thành viên góp vốn mới của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý; tỷ lệ chuyển đổi vốn góp, vốn cổ phần; phương thức và thời gian chuyển đổi.
Như vậy phương án chuyển đổi hình thức pháp lý của các tổ chức tín dụng tối thiểu phải có những nội dung như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?