Phương án cứu nạn cứu hộ cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ xây dựng được diễn tập bao nhiêu lần trong năm?
- Phương án cứu nạn cứu hộ được xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu và có các nội dung cơ bản nào?
- Xây dựng phương án cứu nạn cứu hộ trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng của các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở là trách nhiệm của ai?
- Phương án cứu nạn cứu hộ cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ xây dựng được diễn tập bao nhiêu lần trong năm?
- Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn cứu hộ trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng của các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc về ai?
Phương án cứu nạn cứu hộ được xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu và có các nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
1. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm khi xảy ra sự cố, tai nạn và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
b) Đề ra tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và một số tình huống sự cố, tai nạn đặc trưng khác có thể xảy ra; khả năng xảy ra các nguy hiểm tiếp theo của sự cố, tai nạn theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng giai đoạn của tình huống sự cố, tai nạn xảy ra.
...
Theo đó, phương án cứu nạn cứu hộ phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản nêu trên.
Phương án cứu nạn cứu hộ cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ xây dựng được diễn tập bao nhiêu lần? (Hình từ Internnet)
Xây dựng phương án cứu nạn cứu hộ trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng của các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
...
3. Trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở);
b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
....
Theo đó, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn cứu hộ trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng của các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Phương án cứu nạn cứu hộ cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ xây dựng được diễn tập bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ theo điểm b khoản 6 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
...
6. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ
a) Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất hai năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu;
b) Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất mỗi năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
7. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ.
...
Theo đó, phương án cứu nạn cứu hộ được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ xây dựng trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng của các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất mỗi năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu.
Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn cứu hộ trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng của các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc về ai?
Căn cứ theo điểm b khoản 8 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
...
8. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở;
b) Đối với phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
- Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
- Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền phê duyệt;
- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?