Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước có bao gồm dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước không?
Hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 24/2016/NĐ-CP thì hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước là mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tối đa đối với từng lĩnh vực cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đảm bảo hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước luôn được an toàn.
Ngân quỹ nhà nước (Hình từ Internet)
Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước có bao gồm dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định về phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước như sau:
Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước
1. Việc quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý, năm được Bộ Tài chính phê duyệt. Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Dự kiến thu, dự kiến chi và xác định nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt trong quý, năm.
b) Dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi (nếu có) đối với từng đối tượng cụ thể.
c) Các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt (nếu có).
d) Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu trong quý.
2. Định kỳ, trước ngày 20 tháng cuối quý, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý sau; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng đầu tiên của quý sau.
Đối với phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước năm, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 12 năm trước; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 của năm sau.
Theo đó, Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước sẽ bao gồm dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi (nếu có) đối với từng đối tượng cụ thể.
Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước có phải biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 24/2016/NĐ-CP về biện pháp phòng ngừa rủi ro như sau:
Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Rủi ro thanh toán: Là loại rủi ro phát sinh khi nguồn thu ngân quỹ nhà nước không đáp ứng đủ các nhiệm vụ chi ngân quỹ nhà nước; hoặc do các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này chưa đến kỳ hạn thu hồi; hoặc các Khoản vay, phát hành tín phiếu không đủ để đảm bảo các nhiệm vụ chi của ngân quỹ nhà nước.
b) Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước: Là loại rủi ro phát sinh khi các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn; hoặc do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.
c) Các loại rủi ro khác: Là loại rủi ro phát sinh do đánh giá chưa chính xác mức độ ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; hoặc do hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc; hoặc do các sự kiện bất khả kháng khác.
2. Kho bạc Nhà nước đánh giá rủi ro nhằm:
a) Nhận dạng rủi ro và đánh giá khả năng ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước.
b) Việc đánh giá rủi ro được thực hiện thường xuyên theo tháng, quý, năm để có biện pháp quản lý ngân quỹ nhà nước và phòng ngừa rủi ro phù hợp; đồng thời, định kỳ báo cáo Bộ Tài chính để có những chỉ đạo kịp thời, đảm bảo hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước luôn được an toàn.
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro:
a) Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương.
b) Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, hạn mức tạm ứng cho từng ngân sách cấp tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc tổng số dư nợ tạm ứng và các Khoản dư nợ huy động khác của ngân sách cấp tỉnh không vượt quá mức được phép huy động tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh đó.
c) Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
d) Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
đ) Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu mà Kho bạc Nhà nước phải duy trì số dư trên tài Khoản thanh toán tập trung để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán, chi trả cho ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.
...
Như vậy, quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại và để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ là những biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?