Phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh do cơ quan có thẩm quyền nào chủ trì, chỉ đạo và phê duyệt?
Phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh do cơ quan có thẩm quyền nào chủ trì, chỉ đạo và phê duyệt?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định:
Xây dựng, tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thành phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 4; có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án phát triển cụm công nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch tỉnh xử lý, tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh, lấy ý kiến đối với quy hoạch tỉnh (trong đó có phương án phát triển cụm công nghiệp) theo quy định của pháp luật về quy hoạch để hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nội dung quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh thể hiện phương án phát triển cụm công nghiệp có danh mục các cụm công nghiệp trong kỳ quy hoạch gồm tên gọi, địa điểm, quy mô diện tích cụm công nghiệp và nội dung khác (nếu có).
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chủ trì, chỉ đạo, phê duyệt phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh bao gồm:
- Sở Công Thương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Lưu ý:
Nội dung quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh thể hiện phương án phát triển cụm công nghiệp có danh mục các cụm công nghiệp trong kỳ quy hoạch gồm tên gọi, địa điểm, quy mô diện tích cụm công nghiệp và nội dung khác (nếu có).
Có thể điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp
1. Cơ sở điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp:
a) Có sự điều chỉnh Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn; các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác trên địa bàn;
b) Có sự điều chỉnh quỹ đất dành cho phát triển cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thuê đất đầu tư sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và phù hợp với hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng, khả năng cho thuê của các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện;
c) Có khả năng thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các cụm công nghiệp dự kiến bổ sung; có phương án chuyển đổi cụm công nghiệp khả thi đối với trường hợp rút cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch.
...
Theo đó, việc điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp có thể được tiến hành khi:
- Có sự điều chỉnh Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn; các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác trên địa bàn;
- Có sự điều chỉnh quỹ đất dành cho phát triển cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thuê đất đầu tư sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân và phù hợp với hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng, khả năng cho thuê của các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện;
- Có khả năng thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các cụm công nghiệp dự kiến bổ sung; có phương án chuyển đổi cụm công nghiệp khả thi đối với trường hợp rút cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch.
Phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh do cơ quan có thẩm quyền nào chủ trì, chỉ đạo và phê duyệt? (Hình từ Internet)
Thực hiện điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp phải đảm bảo những nội dung chủ yếu nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 32/2024/NĐ-CP, việc thực hiện điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp phải đảm bảo những nội dung chủ yếu như sau:
- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết, giải trình cơ sở điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp;
- Đánh giá tiến độ, hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật; thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, tình hình sản xuất kinh doanh; công tác xử lý và bảo vệ môi trường; công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cụm công nghiệp; hiệu quả kinh tế - xã hội của các cụm công nghiệp đã quy hoạch; những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân;
- Dự kiến nhu cầu mặt bằng sản xuất để thu hút đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp, hiện trạng đất đai, ngành nghề hoạt động, khả năng thu hút chủ đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư đối với các cụm công nghiệp dự kiến điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; đánh giá hiện trạng, hiệu quả đầu tư đối với các cụm công nghiệp dự kiến rút khỏi quy hoạch, căn cứ đề xuất, tính khả thi của phương án chuyển đổi cụm công nghiệp;
- Đề xuất Danh mục các cụm công nghiệp trong kỳ quy hoạch trên địa bàn cấp tỉnh (sau điều chỉnh), gồm: tên gọi, địa điểm (đến cấp xã; đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư lân cận, di tích lịch sử quốc gia, sông, hồ...; chỉ bố trí các cụm công nghiệp cạnh nhau khi có sự liên kết giữa các cụm công nghiệp), quy mô diện tích, ngành nghề hoạt động;
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?