Phương án thiết kế mặt đường sân bay dân dụng để được lựa chọn cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? Tải trọng trên mặt đường sân bay được quy định ra sao?
Mặt đường sân bay dân dụng có cấu tạo gồm những phần nào?
Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10907:2015 về Sân bay dân dụng - Mặt đường sân bay - Yêu cầu thiết kế có quy định khái niệm sân bay dân dụng như sau:
Sân bay (Aerodrome)
Một khu vực xác định trên mặt đất hoặc mặt nước bao gồm nhà cửa, công trình và trang thiết bị được dùng một phần hay toàn bộ cho máy bay bay đến, bay đi và di chuyển.
Theo đó, tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn này có quy định về mặt đường sân bay như sau:
Mặt đường sân bay (Aerodrome pavement)
Kết cấu, tiếp nhận tải trọng và tác động của máy bay và các yếu tố khai thác, tự nhiên, bao gồm:
- Lớp trên, được gọi là “mặt đường”, trực tiếp tiếp nhận tải trọng từ bánh máy bay, tác động của các yếu tố tự nhiên (chế độ thay đổi độ ẩm-nhiệt độ, ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, phong hóa), tác động nhiệt và cơ của các dòng khí từ động cơ máy bay và các máy móc khai thác sân bay cũng như tác động của các yếu tố khác;
- Lớp dưới, được gọi là “móng nhân tạo”, bảo đảm cùng với mặt đường truyền tải trọng đến nền đất mà ngoài chức năng mang tải còn có thể thực hiện chức năng làm khô, chống tạo bùn, cách nhiệt, chống trương nở, cách nước.
Phương án thiết kế mặt đường sân bay dân dụng để được lựa chọn cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? Tải trọng trên mặt đường sân bay được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Phương án thiết kế mặt đường sân bay dân dụng để được lựa chọn cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10907:2015 về Sân bay dân dụng - Mặt đường sân bay - Yêu cầu thiết kế, các yêu cầu về thiết kế đối với mặt đường sân bay được quy định cụ thể như sau:
Yêu cầu thiết kế
5.1.1 Các giải pháp kỹ thuật cơ bản của dự án xây dựng mới, sửa chữa hoặc mở rộng mặt đường sân bay hiện hữu được xác định trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các phương án.
Phương án thiết kế được chọn cần đảm bảo:
- Giải pháp cấu tạo mặt đường sân bay đồng bộ với các giải pháp quy hoạch, hệ thống thoát nước mặt và nước ngầm và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và kỹ thuật nông nghiệp;
- Đảm bảo điều kiện cho máy bay cất hạ cánh thường xuyên, an toàn;
- Nền móng và mặt đường sân bay cũng như các công trình phục vụ trong sân bay bền vững, sử dụng được lâu;
- Sử dụng đất và vật liệu xây dựng có tính năng cơ lý tốt nhất cho việc xây dựng mặt đường sân bay;
- Bề mặt mặt đường bằng phẳng, chống mài mòn, chống bụi và có độ nhám thích hợp;
- Tiết kiệm thép và vật liệu kết dính;
- Sử dụng rộng rãi vật liệu xây dựng tại chỗ, các sản phẩm phụ của công nghiệp;
- Khả năng công nghiệp hóa, cơ giới hóa tối đa trong công nghệ xây dựng và sửa chữa;
- Có điều kiện khai thác sân bay và các thành phần riêng biệt của nó với chất lượng tối ưu;
- Gìn giữ, bảo vệ môi trường xung quanh;
- Thỏa mãn yêu cầu đầu tư ban đầu, chi phí xây dựng từng hạng mục sân bay không lớn và có khả năng phân kỳ xây dựng, nâng cấp và mở rộng.
5.1.2 Phân cấp mặt đường sân bay dân dụng
5.1.2.1 Mã chuẩn sân bay - gồm 2 thành phần là một số và chữ cái được chọn phù hợp với những tính năng của máy bay mà công trình sân bay dự kiến phục vụ.
5.1.2.2 Mã chuẩn sân bay gồm mã chữ và số được nêu trong Bảng 1.
5.1.2.3 Thành phần 1 của mã chuẩn sân bay là một số xác định theo Bảng 1, cột 1 bằng cách chọn mã số tương ứng với giá trị chiều dài dải bay tham chiếu đến máy bay lớn nhất tính toán cho các loại máy bay dùng đường CHC đó. Chiều dài dải bay tham chiếu đến máy bay được xác định như là chiều dài dải bay nhỏ nhất yêu cầu khi cất cánh với trọng lượng cất cánh lớn nhất, tại mực nước biển, điều kiện khí quyển tiêu chuẩn, gió lặng và độ dốc đường cất hạ cánh bằng 0 được Nhà chức trách có thẩm quyền quy định trong Sổ tay lái máy bay thích hợp hoặc từ Nhà sản xuất máy bay.
5.2.2 Khi tính toán mặt đường sân bay theo cường độ, hệ số động kd và hệ số giảm tải gf (tính đến vận hành trên mặt đường của máy bay với tốc độ cao) cho tất cả các nhóm khu vực sân bay lấy theo Bảng 3.
Theo đó, các thiết kế mặt đường sân bay dân dụng nếu muốn được chọn thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại tiểu mục 5.1.1 nêu trên.
Tải trọng trên mặt đường sân bay dân dụng cần đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10907:2015 về Sân bay dân dụng - Mặt đường sân bay - Yêu cầu thiết kế có quy định cụ thể về tải trọng trên mặt đường sân bay dân dụng như sau:
5.2 Tải trọng trên mặt đường
5.2.1 Mặt đường sân bay tính toán cho máy bay tính toán với các thông số của máy bay khai thác được quy đổi về máy bay tính toán.
Máy bay tính toán là máy bay tạo ra momen uốn lớn nhất (yêu cầu chiều dày mặt đường lớn nhất) trên cơ sở tần suất hoạt động dự báo của loại máy bay đó.
Trong trường hợp chưa có dữ liệu dự báo máy bay thì có thể tính theo cấp tải trọng tiêu chuẩn tính toán. Các thông số về cấp tải trọng tiêu chuẩn tính toán lấy theo Bảng 2.
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định liên quan đến sân bay dân dụng nói chung và thiết kế mặt đường sân bay dân dụng nói riêng, cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?