Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công gồm có những nội dung nào?
- Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công gồm có những nội dung nào?
- Hồ sơ trình thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập cần có dự thảo phương án ứng phó thiên tai hay không?
- Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định như thế nào?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công gồm có những nội dung nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
1. Tóm tắt đặc điểm, tình hình xây dựng, các mốc tiến độ chặn dòng, vượt lũ, tiến độ thi công của đập, hồ chứa nước và các hạng mục công trình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
2. Dự kiến tình huống mất an toàn đập, hồ chứa nước, vùng hạ du và giải pháp ứng phó.
3. Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án.
Như vậy, phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công gồm có những nội dung sau đây:
(1) Tóm tắt đặc điểm, tình hình xây dựng, các mốc tiến độ chặn dòng, vượt lũ, tiến độ thi công của đập, hồ chứa nước và các hạng mục công trình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
(2) Dự kiến tình huống mất an toàn đập, hồ chứa nước, vùng hạ du và giải pháp ứng phó.
(3) Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án.
Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công gồm có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập cần có dự thảo phương án ứng phó thiên tai hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
1. Hồ sơ trình thẩm định
Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
b) Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
c) Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
d) Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
đ) Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
...
Theo quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập cần có các giấy tờ sau đây:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
Như vậy, hồ sơ trình thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập phải có dự thảo phương án ứng phó thiên tai theo quy định.
Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
...
2. Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập bao gồm:
- Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
- Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
- Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
Theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại mục (1), (2); phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?