Phương pháp chữa bệnh gia truyền là gì? Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được Bộ Y tế quy định ra sao?
Phương pháp chữa bệnh gia truyền là gì? Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền là ai?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì:
8. Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.
Theo đó, phương pháp chữa bệnh gia truyền là phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.
Ngoài ra, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu phương pháp chữa bệnh quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Lưu ý về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:
- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Phương pháp chữa bệnh gia truyền là gì? (Hình từ Internet)
Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được Bộ Y tế quy định ra sao?
Đối chiếu với quy định tại khoản 15 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về phạm vi hành nghề của người hành nghề:
Theo đó, phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
- Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được khám bệnh, sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
- Phương pháp chữa bệnh gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng quy trình, đúng bệnh hoặc chứng bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Được sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh gia truyền, kết hợp với bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh, chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
- Không được sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Nhà nước có khuyến khích việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với phương pháp chữa bệnh gia truyền không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 85 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về phát triển khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền:
Theo đó, Nhà nước khuyến khích đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Ngoài ra, các bệnh viện đa khoa của Nhà nước phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đa khoa nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Kế thừa và phát triển bài thuốc, phương pháp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
+ Khuyến khích sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng trong nước có hiệu quả trên lâm sàng trong phòng bệnh, chữa bệnh. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các phương pháp dưỡng sinh y học cổ truyền tại cộng đồng.
Lưu ý: Nhà nước khuyến khích thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về y học cổ truyền sau đây:
- Phát hiện, nghiên cứu về thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Nghiên cứu về tính vị và tác dụng theo y học cổ truyền của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc được xác định theo y học cổ truyền và y học hiện đại có tác dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh;
- Nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả của các phương thức chẩn trị và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh;
- Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền an toàn, hiệu quả cao trong điều trị bệnh;
- Nghiên cứu về an toàn, hiệu quả sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền kết hợp với thuốc hóa dược theo giai đoạn bệnh;
- Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chẩn đoán bệnh để xây dựng bộ tiêu chí chẩn đoán bệnh, thể bệnh theo y học cổ truyền;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để bào chế thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền dưới dạng bào chế hiện đại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?