Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Thiết bị dùng trong việc thử nghiệm phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt gồm những gì?
- Việc lấy mẫu đối với phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được quy định thế nào?
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9821:2013 (ISO 10204:2006) như sau:
Nguyên tắc
Phân hủy phần mẫu thử bằng cách xử lý với acid clohydric và một lượng nhỏ acid nitric.
Làm bay hơi dung dịch để khử nước của silic oxide, sau đó pha loãng và lọc.
Nung cặn, sau đó loại bỏ silic oxide bằng cách làm bay hơi với acid flohydric và acid sulfuric. Nung cặn với natri carbonat, hòa tan khối tan chảy đã nguội và lọc.
Phun dung dịch thu được vào ngọn lửa của máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa sử dụng đầu đốt không khí/acetylen.
So sánh giá trị độ hấp thụ thu được của magie với giá trị độ hấp thụ thu được từ các dung dịch hiệu chuẩn.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng ngọn lửa dinitơ oxide/acetylen để xác định, khi đó độ nhạy giảm với hệ số khoảng 3.
Theo đó, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Mục 3 nêu trên.
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt (Hình từ Internet)
Thiết bị dùng trong việc thử nghiệm phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt gồm những gì?
Việc thử nghiệm phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được thực hiện bằng những thiết bị, dụng cụ được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9821:2013 (ISO 10204:2006) như sau:
Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ thường dùng trong phòng thử nghiệm, bao gồm pipet một vạch và bình định mức phù hợp với các quy định tương ứng của TCVN 7151 (ISO 648) và TCVN 7153 (ISO 1042), và các thiết bị, dụng cụ sau:
5.1. Chén platin, dung tích tối thiểu 30 ml.
5.2. Lò múp, có khả năng duy trì ở nhiệt độ khoảng 1 100 oC.
5.3. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, có đầu đốt không khí/acetylen.
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng trong phương pháp này phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Độ nhạy tối thiểu: độ hấp thụ của dung dịch hiệu chuẩn magie có nồng độ cao nhất (4.10) ít nhất là 0,3.
b) Độ tuyến tính: độ dốc của đường chuẩn bao trùm 20% dải nồng độ phía trên của nồng độ (biểu thị bằng sự thay đổi độ hấp thụ) không nhỏ hơn 0,7 của giá trị độ dốc ở 20% dải nồng độ phía dưới khi xác định theo cùng phương pháp.
c) Độ ổn định tối thiểu: độ lệch chuẩn của độ hấp thụ của dung dịch hiệu chuẩn có nồng độ cao nhất và độ lệch chuẩn của dung dịch hiệu chuẩn zero, được tính từ số lượng đủ lớn các phép đo lặp lại, phải nhỏ hơn tương ứng 1,5% và 0,5% giá trị trung bình độ hấp thụ của dung dịch hiệu chuẩn có nồng độ cao nhất.
Nên sử dụng thiết bị ghi bằng biểu đồ và/hoặc thiết bị hiện số để đánh giá các tiêu chí a), b) và c) cho các loạt phép đo tiếp theo.
...
Theo quy định trên, việc thử nghiệm phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được thực hiện bằng những thiết bị, dụng cụ sau:
+ Chén platin, dung tích tối thiểu 30 ml.
+ Lò múp, có khả năng duy trì ở nhiệt độ khoảng 1 100 oC.
+ Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, có đầu đốt không khí/acetylen.
Việc lấy mẫu đối với phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được quy định thế nào?
Lấy mẫu đối với phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng magie trong quặng sắt được thực hiện theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9821:2013 (ISO 10204:2006) như sau:
Lấy mẫu và mẫu thử
6.1. Mẫu phòng thử nghiệm
Để phân tích, sử dụng mẫu phòng thử nghiệm có cỡ hạt nhỏ hơn 100 mm được lấy và chuẩn bị theo TCVN 8625 (ISO 3082). Trong trường hợp quặng có hàm lượng đáng kể nước liên kết hoặc các hợp chất có thể bị ôxy hóa, sử dụng cỡ hạt nhỏ hơn 160 mm.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn về xác định hàm lượng đáng kể nước liên kết và các hợp chất có thể bị ôxy hóa theo TCVN 1664 (ISO 7764).
6.2. Chuẩn bị mẫu thử đã sấy sơ bộ
Trộn đều mẫu phòng thử nghiệm và tiến hành lấy các mẫu đơn, từ đó lấy ra các mẫu thử sao cho đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ mẫu trong thùng. Sấy mẫu thử ở 105oC ± 2oC theo TCVN 1664 (ISO 7764). (Đây là mẫu thử đã sấy sơ bộ).
Như vậy, để phân tích, sử dụng mẫu phòng thử nghiệm có cỡ hạt nhỏ hơn 100 mm được lấy và chuẩn bị theo TCVN 8625 (ISO 3082).
Trong trường hợp quặng có hàm lượng đáng kể nước liên kết hoặc các hợp chất có thể bị ôxy hóa, sử dụng cỡ hạt nhỏ hơn 160 mm.
Trộn đều mẫu phòng thử nghiệm và tiến hành lấy các mẫu đơn, từ đó lấy ra các mẫu thử sao cho đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ mẫu trong thùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?