Phương pháp rà soát, xác định tiêu chí đo lường nghèo đa chiều được thực hiện như thế nào theo quy định?
- Phương pháp rà soát, xác định tiêu chí đo lường nghèo đa chiều được thực hiện như thế nào theo quy định?
- Cơ quan nào có trách nhiệm bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong khảo sát mức sống dân cư?
- Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 được quy định như thế nào?
Phương pháp rà soát, xác định tiêu chí đo lường nghèo đa chiều được thực hiện như thế nào theo quy định?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg năm 2021 thực hiện như sau:
Bước 1: Khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
+ Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A):
Ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng;
Ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng.
+ Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B): 10 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 1 Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH thì:
- Phụ lục III Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH được thay thế bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH
- Phụ lục IV Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH được thay thế bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH
Bước 2: Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Hộ nghèo:
+ Hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc
+ Hộ có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị;
- Hộ cận nghèo:
+ Hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc
+ Hộ có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị.
Trong đó, phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là phương pháp khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm phù hợp với chuẩn nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Phương pháp rà soát, xác định tiêu chí đo lường nghèo đa chiều được thực hiện như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong khảo sát mức sống dân cư?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2021/NĐ-CP về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong khảo sát mức sống dân cư nhằm phục vụ theo dõi, đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia và các địa phương.
b) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tỷ lệ nghèo chung (có cập nhật chỉ số giá tiêu dùng - CPI), tỷ lệ hộ thiếu hụt về thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số nghèo đa chiều (MPI).
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong khảo sát mức sống dân cư nhằm phục vụ theo dõi, đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia và các địa phương.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP thì chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 được quy định như sau:
(i) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
(ii) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
(iii) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP:
- Là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân;
- Là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?