Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định pháp luật?

Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định pháp luật? Doanh nghiệp bảo hiểm tính tính phí tỷ lệ rủi ro bảo hiểm dựa trên những cơ sở gì?

Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định pháp luật?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư 67/2023/TT-BTC, phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm, đảm bảo được các quyền lợi đã cam kết với bên mua bảo hiểm;

- Phí bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm phải bảo đảm tính hợp lý, công bằng với bên mua bảo hiểm;

- Phí bảo hiểm phải được xác định dựa trên cơ sở tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và các đặc điểm khác của người được bảo hiểm, phù hợp với đặc trưng của từng sản phẩm. Trường hợp áp dụng một mức phí chung cho nhóm khách hàng tham gia bảo hiểm hoặc cho hợp đồng bảo hiểm nhóm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thể hiện rõ nguyên tắc, phương pháp xác định mức phí chung đó;

- Trường hợp tăng, giảm phí bảo hiểm căn cứ trên quy mô nhóm, số tiền bảo hiểm hoặc thay đổi cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng, giảm các rủi ro bảo hiểm: phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm phải nêu rõ nguyên tắc, căn cứ tăng, giảm phí bảo hiểm.

+ Phí bảo hiểm sau khi giảm phải đảm bảo không thấp hơn phí bảo hiểm thuần của sản phẩm bảo hiểm.

+ Trường hợp giảm phí bảo hiểm do bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì mức phí bảo hiểm được giảm tối đa không vượt quá tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm theo quy định tại Điều 51 và khoản 3 Điều 55 Thông tư này;

- Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe nhóm có thời hạn 01 năm, được tái tục hàng năm, trường hợp điều chỉnh phí bảo hiểm dựa trên cơ sở tỷ lệ bồi thường thực tế của năm trước, mức điều chỉnh không được vượt quá 50% so với phí bảo hiểm năm trước đó.

Doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm khi giảm phí bảo hiểm do bán hàng trực tiếp không?

Doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm khi giảm phí bảo hiểm do bán hàng trực tiếp không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp bảo hiểm tính tính phí tỷ lệ rủi ro bảo hiểm dựa trên những cơ sở gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 67/2023/TT-BTC, doanh nghiệp bảo hiểm tính tính phí tỷ lệ rủi ro bảo hiểm dựa trên những cơ sở sau:

- Đối với tỷ lệ rủi ro tử vong, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể sử dụng một trong số các nguồn sau:

- Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; các tỷ lệ điều chỉnh dựa trên bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 này;

- Bảng tỷ lệ tử vong được xây dựng dựa trên số liệu thực tế triển khai của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong thời gian tối thiểu 10 năm;

- Các bảng tỷ lệ tử vong do công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp;

- Trong trường hợp tỷ lệ tử vong do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng cao hơn 75% tỷ lệ tử vong theo bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải giải trình được tính hợp lý, điểm đặc trưng của nhóm khách hàng dự kiến áp dụng tỷ lệ cao hơn đó.

Lưu ý:

Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 22 Thông tư 67/2023/TT-BTC , trường hợp sửa đổi, bổ sung cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đã đăng ký với Bộ Tài chính theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải chứng minh được tính phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung căn cứ trên số liệu thống kê của doanh nghiệp, chi nhánh trong thời gian triển khai sản phẩm và có xác nhận của chuyên gia tính toán.

Trường hợp sửa đổi, bổ sung cơ sở tính phí của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi Thông tư này có hiệu lực, những nội dung sửa đổi, bổ sung tại cơ sở tính phí theo đề nghị của doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định tại Thông tư này.

Giả định về chi phí triển khai sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 67/2023/TT-BTC, giả định về chi phí triển khai sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

- Các giả định về chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm (chi phí cố định và chi phí biến đổi) được xác định dựa trên số liệu thống kê và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

- Đối với các sản phẩm bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống (bao gồm hợp đồng sản phẩm có thời hạn 01 năm và tái tục hàng năm): doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đảm bảo các giả định về chi phí và lợi nhuận tính vào phí bảo hiểm không được vượt quá 60% tổng phí bảo hiểm;

- Đối với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo giá trị hiện tại của các giả định về chi phí và lợi nhuận đưa vào tính phí không vượt quá 55% tổng phí bảo hiểm.

Sản phẩm bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng không?
Pháp luật
Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mẫu thông báo cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng thông qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng là mẫu nào?
Pháp luật
Tài liệu minh họa bán hàng của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng hay không?
Pháp luật
Sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ liên kết đầu tư có các đặc điểm gì? Quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng thực hiện các quy định nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm bảo hiểm
868 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào