Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm công tác nổ mìn khai thác khoáng sản gồm những trang bị nào?

Tôi vừa được nhận đi làm công tác nổ mìn cho mỏ khai thác khoáng sản. Đây là một công việc nguy hiểm nên tôi muốn hỏi tôi có được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân hay không? Nếu có thì gồm những gì? Tôi phải sử dụng và bảo quản theo nguyên tắc nào?

Phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát cho người lao động theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động cụ thể như sau:

"Điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.
2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động."

Theo đó, khi người sử dụng trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động sử dụng thì phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 nêu trên. Đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.

Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại sau khi được trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân thì phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Người lao động phải sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo nguyên tắc nào?

Căn cứ quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH có quy định về nguyên tắc sử dụng và bảo quản phương tiện cá nhân như sau:

(1) Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân: quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH

"Điều 6. Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
3. Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao."

(2) Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân: quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH

"Điều 7. Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra."

Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm công tác nổ mìn khai thác khoáng sản gồm những trang bị nào?

Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm công tác nổ mìn khai thác khoáng sản gồm những trang bị nào?

Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm công tác nổ mìn khai thác khoáng sản gồm những trang bị nào? (hình từ Internet)

Căn cứ theo quy định tại số thứ tự 20 tiểu mục IV.2 Mục IV Phụ lục 1 Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Đối với công việc "Mang mìn và nhồi thuốc bắn mìn, nổ mìn (không khoan)" thì phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết gồm:

"- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Kính chống các vật văng bắn;
- Áo mưa;
- Xà phòng."

Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định đối với phương tiện bảo vệ cá nhân nói chung và các trang bị cụ thể đối với người lao động làm công việc nổ mìn khai thác khoáng sản nói riêng.

Cá nhân, tổ chức liên quan cần đảm bảo áp dụng đúng theo những quy định trên để đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những lời chúc tháng 12 may mắn tốt lành, câu nói hay về tháng 12? Các ngày lễ lớn tại Việt Nam trong tháng 12?
Pháp luật
Người lao động có được từ chối làm việc khi thấy công việc nguy hiểm hay không? Nghĩa vụ của NSDLĐ?
Pháp luật
Hứa thưởng là gì? Người hứa thưởng có được rút lại tuyên bố hứa thưởng theo quy định Bộ luật Dân sự?
Pháp luật
Lao động là gì? Khái niệm về lao động? Quyền của người lao động trong lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề?
Pháp luật
Quyền của người lao động trong việc hưởng lương là gì? Nghĩa vụ cung cấp thông tin về tiền lương của người sử dụng lao động?
Pháp luật
Người lao động làm việc cho ai và chịu sự quản lý của ai? Chính sách của Nhà nước dành cho người lao động?
Pháp luật
Người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Người cao tuổi đi làm thì có được giảm giờ làm không?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
1,354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào