Phương tiện bảo vệ cá nhân là gì? Làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì người lao động có được cấp lại hay không?
Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH thì phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong lao động.
Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
Hiện nay, có một số loại phương tiện bảo vệ cá nhân dành cho người lao động như:
(1) Phương tiện bảo vệ đầu.
(2) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.
(3) Phương tiện bảo vệ thính giác.
(4) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.
(5) Phương tiện bảo vệ tay.
(6) Phương tiện bảo vệ chân.
(7) Phương tiện bảo vệ thân thể.
(8) Phương tiện chống ngã cao.
(9) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường, tia phóng xạ.
(10) Phương tiện chống đuối nước.
(11) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
Phương tiện bảo vệ cá nhân là gì? Làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì người lao động có được cấp lại hay không? (Hình từ Internet)
Để được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân thì người lao động cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:
Điều kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
Làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
2. Tiếp xúc với bụi và hoá chất độc hại.
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước thải, rác, cống rãnh;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Như vậy, để được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân thì người lao động cần phải đang làm công việc có tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại như tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; tiếp xúc với bụi và hoá chất độc hại;...và các yếu tố khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì người lao động có được cấp lại hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:
Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Theo quy định trên thì trường hợp làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì người sử dụng la động sẽ cấp lại phương tiện cho người lao động sử dụng.
Nếu việc làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở.
Như vậy, trong trường hợp bạn có lý do chính đáng trong việc làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì sẽ không phải bồi thường mà có thể yêu cầu người sử dụng lao động cấp mới phương tiện bảo vệ cá nhân cho bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?