Phương tiện chữa cháy cơ giới bao gồm những phương tiện gì? Máy bay chữa cháy, tàu chữa cháy và xuồng chữa cháy có phải là phương tiện chữa cháy cơ giới không?

Quy định chung về phương tiện phòng cháy chữa cháy cơ giới cho nhà và công trình được pháp luật quy định như thế nào? Hiện nay việc phòng cháy và chữa cháy là một việc cần huấn luyện rất nhiều giúp chúng ta có thể thoát khỏi nguy kiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Bên cạnh đó, những phương tiện chữa cháy ngày càng phổ biến. Đặc biệt là những phương tiện chữa cháy cơ giới. Tôi muốn biết theo quy định pháp luật hiện nay phương tiện chữa cháy cơ giới bao gồm những phương tiện gì? Máy bay chữa cháy, tàu chữa cháy và xuồng chữa cháy có phải là phương tiện chữa cháy cơ giới không?

Phương tiện chữa cháy cơ giới bao gồm những phương tiện gì?

Tại Phụ lục VI Danh mục Phương tiện phòng cháy và chữa cháy kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"1. Phương tiện chữa cháy cơ giới
a) Xe chữa cháy: Xe chữa cháy có xitec, xe chữa cháy không có xitec, xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất (bột, chất tạo bọt, khí), xe chữa cháy đường hầm, xe chữa cháy đường sắt, xe chữa cháy lưỡng cư;
b) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang; xe nâng; xe chỉ huy; xe trung tâm thông tin chỉ huy; xe khám nghiệm hiện trường cháy; xe chiếu sáng chữa cháy; xe trạm bơm; xe chở nước; xe chở phương tiện; xe chở quân; xe chở hóa chất; xe cứu nạn, cứu hộ; xe hút khói; xe sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật; xe hậu cần; xe cẩu; xe xử lý hóa chất độc hại, sinh học và hạt nhân; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe chở vòi chữa cháy; xe tiếp nhiên liệu; xe cứu thương; mô tô chữa cháy;
c) Máy bay chữa cháy; tàu chữa cháy; xuồng chữa cháy; ca nô chữa cháy; các cấu trúc nổi chữa cháy khác có động cơ;
d) Các loại máy bơm chữa cháy;
đ) Các loại phương tiện cơ giới khác: Máy nạp khí sạch; thiết bị cưa, cắt, khoan, đục, đập, tời, kéo, banh, kích, nâng (có sử dụng động cơ) thiết bị xử lý thực bì (máy cắt thực bì, máy cắt cỏ); quạt thổi khói; quạt hút khói; máy phát điện; máy thổi gió; bình chữa cháy đeo vai có động cơ."

Nhự vậy, máy bay chữa cháy, tàu chữa cháy và xuồng chữa cháy là phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định pháp luật.

Phương tiện chữa cháy cơ giới

Phương tiện chữa cháy cơ giới

Ai là người quản lý phương tiện chữa cháy cơ giới và sử dụng phương tiện chữa cháy cơ giới vào mục đích gì?

Tại Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;

b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;

d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.

- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

Quy định chung về phương tiện phòng cháy chữa cháy cơ giới cho nhà và công trình được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định cụ thể:

"4.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:
- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;
- Hệ thống báo cháy tự động;
- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;
- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;
- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;
- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;
- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;
- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...
- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí."
Phương tiện chữa cháy
Phương tiện chữa cháy cơ giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương tiện chữa cháy cơ giới của cảng hàng không sẽ bao gồm những loại phương tiện nào? Số lượng phương tiện được trang bị là bao nhiêu?
Pháp luật
Phương tiện chữa cháy cơ giới bao gồm những phương tiện gì? Máy bay chữa cháy, tàu chữa cháy và xuồng chữa cháy có phải là phương tiện chữa cháy cơ giới không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện chữa cháy
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
5,895 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện chữa cháy Phương tiện chữa cháy cơ giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện chữa cháy Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện chữa cháy cơ giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào