Phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại thì sẽ dùng nhãn gì?

Em ơi cho anh hỏi: Các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam phải đảm bảo có hiệu suất năng lượng như thế nào? Phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại thì sẽ dùng nhãn gì? Đây là câu hỏi của anh Minh Hậu đến từ Long An.

Phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại thì sẽ dùng nhãn gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:

Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.

Theo đó, phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại thì sẽ dùng nhãn xác nhận.

Các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam phải đảm bảo có hiệu suất năng lượng như thế nào?

Theo Mục 2 Công văn 5010/TCHQ-GSQL năm 2017 hướng dẫn như sau:

Đối với việc kiểm tra hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết bị không phải dán nhãn năng lượng theo quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công Thương:
Trừ các trường hợp tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa gia công phục vụ 100% xuất khẩu (không sử dụng trong nước) và các hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân; các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu phi thương mại phải đảm bảo có hiệu suất năng lượng trên mức tối thiểu.

Theo đó, các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu phi thương mại phải đảm bảo có hiệu suất năng lượng trên mức tối thiểu.

Dán nhãn năng lượng

Dán nhãn năng lượng (Hình từ Internet)

Cơ quan nào chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:

Trách nhiệm của Bộ Công Thương
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm về dán nhãn năng lượng, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, đánh giá và chứng nhận, công nhận các tổ chức thử nghiệm.
2. Xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra việc dán nhãn năng lượng, tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Sở Công Thương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
3. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành, sửa đổi Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.
4. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và công bố thông tin liên quan đến việc dán nhãn năng lượng bao gồm danh mục phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng, kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc đăng ký và dán nhãn năng lượng. Đưa ra phương án xử lý trong trường hợp khiếu nại đúng và có căn cứ hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân khiếu nại trong trường hợp khiếu nại không đúng, thiếu căn cứ.
6. Công bố chi tiết thông tin về thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
7. Yêu cầu các doanh nghiệp thu hồi các phương tiện, thiết bị đã được dán nhãn năng lượng không đúng quy định đang lưu thông trên thị trường.

Theo đó, Bộ Công thương chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng.

Bên cạnh đó Bộ Công thương con chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm về dán nhãn năng lượng, đánh giá và chứng nhận, công nhận các tổ chức thử nghiệm.

Xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra việc dán nhãn năng lượng, tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Sở Công Thương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành, sửa đổi Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và công bố thông tin liên quan đến việc dán nhãn năng lượng bao gồm danh mục phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng, kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc đăng ký và dán nhãn năng lượng. Đưa ra phương án xử lý trong trường hợp khiếu nại đúng và có căn cứ hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân khiếu nại trong trường hợp khiếu nại không đúng, thiếu căn cứ.

Công bố chi tiết thông tin về thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Yêu cầu các doanh nghiệp thu hồi các phương tiện, thiết bị đã được dán nhãn năng lượng không đúng quy định đang lưu thông trên thị trường.

Nhãn năng lượng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tủ lạnh có phải dán nhãn năng lượng không? Doanh nghiệp muốn đăng ký dán nhãn năng lượng cần những giấy tờ nào?
Pháp luật
Máy biến áp phân phối có phải dán nhãn năng lượng không? Nếu có thì cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
Pháp luật
Máy photocopy có phải dán nhãn năng lượng không? Nếu có thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ nào?
Pháp luật
Đèn LED có cần phải dán nhãn năng lượng không? Nếu có thì hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gồm những giấy tờ nào?
Pháp luật
Máy điều hòa có phải dán nhãn năng lượng không? Muốn đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy điều hòa cần những giấy tờ nào?
Pháp luật
Máy giặt sử dụng trong gia đình có phải dán nhãn năng lượng không? Nếu có thì hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ nào?
Pháp luật
Màn hình máy tính có phải dán nhãn năng lượng không? Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện hay bắt buộc?
Pháp luật
Máy in có phải dán nhãn năng lượng không? Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với máy in thế nào?
Pháp luật
Nồi cơm điện thì có cần phải dán nhãn năng lượng? Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng của nồi cơm điện được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nhãn năng lượng có mấy loại? Những phương tiện, thiết bị nào phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn năng lượng
1,202 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn năng lượng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhãn năng lượng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào