Phương tiện thuỷ nội địa nào phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm? Điều kiện an toàn đối với phương tiện thuỷ nội địa là gì?
- Phương tiện thuỷ nội địa nào phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm?
- Điều kiện an toàn đối với phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm là gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm đăng ký phương tiện thủy nội địa khi chủ phương tiện nộp bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện?
Phương tiện thuỷ nội địa nào phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm?
Phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định điều kiện an toàn, cách xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở và sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm.
2. Quyết định này áp dụng đối với:
a) Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
b) Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người.
3. Quyết định này không áp dụng đối với các phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
Ngoài ra, theo Điều 1 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về phương tiện thủy nội địa phải làm thủ tục đăng ký phương tiện như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về thủ tục đăng ký phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức đăng ký phương tiện thủy nội địa.
2. Thông tư này áp dụng với tổ chức, cá nhân có liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa.
3. Phương tiện thủy nội địa của tổ chức, cá nhân đưa vào hoạt động trên đường thủy nội địa phải được đăng ký theo quy định tại Thông tư này, trừ phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè.
4. Thông tư này không áp dụng đối với việc đăng ký các loại phương tiện sau đây:
a) Phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
b) Tàu cá;
c) Tàu, thuyền thể thao và vui chơi giải trí.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì những phương tiện thuỷ nội địa sau đây phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa, bao gồm:
- Phương tiện thuỷ nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
- Phương tiện thuỷ nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người.
Lưu ý: Không áp dụng đối với các phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
Điều kiện an toàn đối với phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT quy định điều kiện an toàn là các điều kiện tối thiểu của phương tiện để đảm bảo an toàn khi phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa.
Theo Điều 3 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện an toàn
1. Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị thủng, không bị rò nước vào bên trong; có một đèn màu trắng nếu phương tiện hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện.
2. Máy lắp trên phương tiện phải dễ khởi động, chắc chắn, an toàn và hoạt động ổn định.
3. Mạn khô của phương tiện chở hàng phải đảm bảo bằng 100mm; mạn khô của phương tiện chở người phải đảm bảo bằng 200mm.
4. Phương tiện phải được đo đạc xác định kích thước, sức chở và được sơn vạch dấu mớn nước an toàn.
Căn cứ trên quy định phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm cần đáp ứng được những điều kiện an toàn sau đây:
- Thân phương tiện thuỷ nội địa phải chắc chắn, không bị thủng, không bị rò nước vào bên trong; có một đèn màu trắng nếu phương tiện hoạt động vào ban đêm; phương tiện thuỷ nội địa chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện.
- Máy lắp trên phương tiện thuỷ nội địa phải dễ khởi động, chắc chắn, an toàn và hoạt động ổn định.
- Mạn khô của phương tiện thuỷ nội địa chở hàng phải đảm bảo bằng 100mm; mạn khô của phương tiện thuỷ nội địa chở người phải đảm bảo bằng 200mm.
- Phương tiện thuỷ nội địa phải được đo đạc xác định kích thước, sức chở và được sơn vạch dấu mớn nước an toàn.
Cơ quan nào có trách nhiệm đăng ký phương tiện thủy nội địa khi chủ phương tiện nộp bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện?
Theo Điều 6 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký
Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) hoặc cơ quan được phân cấp đăng ký phương tiện có trách nhiệm đăng ký phương tiện khi chủ phương tiện nộp bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện và thực hiện các quy định về đăng ký phương tiện thuỷ nội địa.
Căn cứ trên quy định Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) hoặc cơ quan được phân cấp đăng ký phương tiện có trách nhiệm đăng ký phương tiện thủy nội địa khi chủ phương tiện nộp bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện và thực hiện các quy định về đăng ký phương tiện thuỷ nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?