Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật có bị xử phạt không? Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật gặp sự cố thì xử lý như thế nào?
Yêu cầu kĩ thuật của phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Điều 52 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về phương tiện vận chuyển như sau:
- Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
- Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
+ Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
+ Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;
+ Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
- Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
- Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được dán hình đồ cảnh báo của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên phương tiện là 500 x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán hình đồ cảnh báo ở hai bên và phía sau phương tiện.
Do đó để đảm bảo an toàn khi vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật thì phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về kĩ thuật theo quy định pháp luật.
Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật có bị xử phạt không?
Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật xử lý như thế nào?
Điều 27 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật như sau:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật của phương tiện vận chuyển;
b) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;
c) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên các phương tiện giao thông công cộng.
2. Vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 25 Nghị định này."
Tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với việc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật của phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên đây là mức xử phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ gấp đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP)
Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật gặp sự cố thì xử lý như thế nào?
Điều 53 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định:
Trường hợp xảy ra sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả. Người vi phạm phải chịu mọi chi phí khắc phục.
Khi gặp tai nạn gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật thì khắc phục sự cố, áp dụng các biện pháp hạn chế hậu quả. Báo cho chính quyền địa phương biết.
Điều 54 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật như sau:
- Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật có giá trị lưu hành trên toàn quốc.
- Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cấp theo từng chuyến (đối với vận chuyển bằng đường bộ), theo từng lô hàng (đối với vận chuyển bằng đường sắt) hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
- Mẫu Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trình tự thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
(1) Điều 54 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cho các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Người thuê vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông đường sắt.
(2) Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 55 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
- Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);
- Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
(3) Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 55 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?