Pride Month - Tháng Tự hào LGBT là gì? Tháng Tự hào LGBT có phải là một ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Pride Month - Tháng Tự hào LGBT là gì? Tại Việt Nam mọi người đều bình đẳng đúng không?
LGBT là gì? LGBTQ+ là gì?
>>>> Xem thêm: LGBT là gì? LGBTQ+ là gì? Việc phòng chống phân biệt đối xử, kỳ thị LGBT được quy định như thế nào ở Việt Nam hiện nay?
Pride Month - Tháng Tự hào LGBT là gì? Tại Việt Nam mọi người đều bình đẳng đúng không?
Pride Month hay còn được gọi là Tháng Tự hào LGBT thường được tổ chức vào tháng 6 hằng năm.
Pride Month - Tháng Tự hào LGBT là tháng không chỉ dành riêng cho cộng đồng LGBT mà còn là sự kiện kết nối tất cả những ai đã và đang đồng hành cùng lá cờ lục sắc.
Đồng thời, tại Điều 16 Hiến pháp 2013 - Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Từ đó, cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam hoàn toàn có quyền được tự hào về bản sắc riêng của mình và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tháng Tự hào LGBT có phải là một ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Đối chiếu với quy định trên có thể thấy rằng hiện nay, Pride Month - Tháng Tự hào LGBT không phải là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam.
Như đã phân tích ở phần 1 thì Pride Month - Tháng Tự hào LGBT không chỉ dành riêng cho cộng đồng LGBT mà còn là sự kiện kết nối tất cả những ai đã và đang đồng hành cùng lá cờ lục sắc.
Vào Tháng Tự hào LGBT, cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam thường tổ chức các hoạt động "tự hào" hoặc chia sẻ các "câu chuyện tự hào" của bản thân,...
Pride Month - Tháng Tự hào LGBT là gì? Tháng Tự hào LGBT có phải là một ngày lễ lớn của Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Giới tính của cá nhân được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Căn cứ tại khoản 3, 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa về dữ liệu cá nhân nhạy cảm và dữ liệu cá nhân cơ bản như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);
b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;
c) Giới tính;
d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;
đ) Quốc tịch;
e) Hình ảnh của cá nhân;
g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;
h) Tình trạng hôn nhân;
i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);
k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;
l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
...
Như vậy, giới tính của cá nhân được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định.
Tuy nhiên cần chú ý, thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì:
Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?