Quá thời hạn nộp báo cáo quyết toán theo quy định nhưng tổ chức chưa nộp thì công chức được giao nhiệm vụ xử lý như thế nào?
- Sau khi công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo quyết toán của tổ chức phải thực hiện những công việc gì?
- Quá thời hạn nộp báo cáo quyết toán theo quy định nhưng tổ chức chưa nộp thì công chức được giao nhiệm vụ xử lý như thế nào?
- Lựa chọn kiểm tra báo cáo quyết toán của doanh nghiệp ưu tiên được dựa vào những căn cứ nào?
Sau khi công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo quyết toán của tổ chức phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Quy trình Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Quy trình) Ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định như sau:
Tiếp nhận, kiểm tra, xử lý báo cáo quyết toán
1. Công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp thông qua Hệ thống. Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ tiếp nhận báo cáo quyết toán thì thực hiện tiếp nhận thủ công theo mẫu báo cáo số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC , đóng dấu xác nhận (theo mẫu số 04 Phụ lục 2 Quy trình này), ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi ngày tháng năm tiếp nhận.
Sau khi tiếp nhận công chức được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra xác định thời hạn nộp báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân;
b) Kiểm tra đối chiếu thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin số liệu trên Hệ thống của cơ quan hải quan theo nguyên tắc tổng trị giá khai báo trên tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu với trị giá trên báo cáo quyết toán.
Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì kiểm tra đối chiếu thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin chi tiết lượng hàng hóa trên Hệ thống của cơ quan hải quan.
...
Theo đó, công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo quyết toán của tổ chức nộp thông qua Hệ thống.
Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ tiếp nhận báo cáo quyết toán thì thực hiện tiếp nhận thủ công theo mẫu báo cáo, đóng dấu xác nhận (theo mẫu số 04 Phụ lục 2 Quy trình này), ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi ngày tháng năm tiếp nhận.
Sau khi tiếp nhận công chức được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra xác định thời hạn nộp báo cáo quyết toán của tổ chức;
- Kiểm tra đối chiếu thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin số liệu trên Hệ thống của cơ quan hải quan theo nguyên tắc tổng trị giá khai báo trên tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu với trị giá trên báo cáo quyết toán.
Trường hợp tổ chức theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì kiểm tra đối chiếu thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin chi tiết lượng hàng hóa trên Hệ thống của cơ quan hải quan.
Báo cáo quyết toán (Hình từ Internet)
Quá thời hạn nộp báo cáo quyết toán theo quy định nhưng tổ chức chưa nộp thì công chức được giao nhiệm vụ xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Quy trình Ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định như sau:
Tiếp nhận, kiểm tra, xử lý báo cáo quyết toán
...
3. Trường hợp quá thời hạn nộp báo cáo quyết toán theo quy định nhưng tổ chức, cá nhân chưa nộp, công chức được giao nhiệm vụ báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện lần lượt các bước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện
1. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:
a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
a.2) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;
a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;
a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan đã áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a.1, a.2, a3 khoản 1 Điều này nhưng không có kết quả thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan theo quy định;
b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích thì hoàn chỉnh và chuyển toàn bộ hồ sơ hải quan cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.
....
Theo đó, trường hợp quá thời hạn nộp báo cáo quyết toán theo quy định nhưng tổ chức chưa nộp thì công chức được giao nhiệm vụ báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện lần lượt các bước theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 65 Thông tư số 38/2015/TT-BTC nêu trên.
Lựa chọn kiểm tra báo cáo quyết toán của doanh nghiệp ưu tiên được dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 22 Quy trình Ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định như sau:
Kiểm tra báo cáo quyết toán
1. Căn cứ lựa chọn báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân để kiểm tra bao gồm:
a) Đối với doanh nghiệp ưu tiên:
Trên cơ sở đề xuất của Chi cục Hải quan quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp ưu tiên, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để quyết định việc kiểm tra chậm nhất 15 ngày khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị liên quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch kiểm tra phù hợp với quy định tại Điều 25 Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính và thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện;
....
Như vậy, đối với doanh nghiệp ưu tiên:
- Trên cơ sở đề xuất của Chi cục Hải quan quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp ưu tiên, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để quyết định việc kiểm tra chậm nhất 15 ngày khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán.
- Cục Giám sát quản lý về Hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị liên quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch kiểm tra phù hợp với quy định và thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?