Quá trình xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?

Cho tôi hỏi Quá trình xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào? Người xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm sẽ nhận xét về những gì? Câu hỏi của anh T.H từ Vĩnh Long.

Quá trình xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?

Quá trình xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14071:2015 (ISO/TS 14071:2014) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Quá trình xem xét phản biện và năng lực của người xem xét: Các yêu cầu bổ sung và hướng dẫn đối với TCVN ISO 14044:2011 như sau:

Quá trình và các nhiệm vụ xem xét phản biện
4.1 Xác định phạm vi xem xét phản biện
Theo TCVN ISO 14040:2009 (ISO14044:2006), 6.1, quá trình xem xét phản biện phải đảm bảo:
- Các phương pháp được sử dụng để thực hiện LCA nhất quán với tiêu chuẩn này;
- Các phương pháp được sử dụng để thực hiện LCA là đúng và hợp lý về mặt khoa học và kỹ thuật;
- Các dữ liệu được sử dụng là phù hợp và hợp lý xét theo mối tương quan với mục tiêu của nghiên cứu;
- Các diễn giải phản ánh những hạn chế được xác định rõ và mục tiêu của nghiên cứu; và
- Báo cáo nghiên cứu là minh bạch và nhất quán.
CHÚ THÍCH: Hai cụm từ "Báo cáo LCA" và "Báo cáo nghiên cứu" được sử dụng như là cụm từ đồng nghĩa và có thể chứa các thông tin bảo mật được trích dẫn từ báo cáo của bên thứ ba, theo TCVN ISO 14040:2009 (ISO14044:2006), 5.2.
...

Như vậy, theo quy định, quá trình xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Các phương pháp được sử dụng để thực hiện LCA phải nhất quán với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn (quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6)

- Các phương pháp được sử dụng để thực hiện LCA là đúng và hợp lý về mặt khoa học và kỹ thuật;

- Các dữ liệu được sử dụng là phù hợp và hợp lý xét theo mối tương quan với mục tiêu của nghiên cứu;

- Các diễn giải phản ánh những hạn chế được xác định rõ và mục tiêu của nghiên cứu;

- Báo cáo nghiên cứu là minh bạch và nhất quán.

Quá trình xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?

Quá trình xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào? (Hình từ Internet)

Người xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm sẽ nhận xét về những gì?

Người xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14071:2015 (ISO/TS 14071:2014) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Quá trình xem xét phản biện và năng lực của người xem xét: Các yêu cầu bổ sung và hướng dẫn đối với TCVN ISO 14044:2011 như sau:

Quá trình và các nhiệm vụ xem xét phản biện
...
4.3 Quá trình xem xét phản biện
4.3.1 Khái quát
Người xem xét sẽ nhận xét về dự thảo báo cáo LCA và để bên thực hiện nghiên cứu LCA có cơ hội cải thiện công việc nếu cần thiết. Tùy theo bản chất của các nhận xét, khi cần thiết, có thể cần lấy thêm những nhận xét, kiến nghị và phản hồi mang tính lặp lại bổ sung.
Bất kể sự thay đổi nào được thực hiện để phản hồi lại các nhận xét hoặc kiến nghị của người xem xét đều cần được lập thành văn bản.
Các cuộc họp (ví dụ họp qua điện thoại, họp trực tiếp, họp qua mạng) giữa bên thực hiện nghiên cứu LCA, bên được ủy quyền nghiên cứu LCA với người xem xét có thể giúp trao đổi các quan điểm và đạt được sự thống nhất chung về các nhận xét xem xét và những hành động được thực hiện liên quan đến chúng.
...

Như vậy, theo quy định, người xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm sẽ nhận xét về dự thảo báo cáo LCA và để bên thực hiện nghiên cứu LCA có cơ hội cải thiện công việc nếu cần thiết.

Tùy theo bản chất của các nhận xét, khi cần thiết, có thể cần lấy thêm những nhận xét, kiến nghị và phản hồi mang tính lặp lại bổ sung.

Lưu ý: Bất kể sự thay đổi nào được thực hiện để phản hồi lại các nhận xét hoặc kiến nghị của người xem xét đều cần được lập thành văn bản.

Người xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm phải có kiến thức, kỹ năng thành thạo về những lĩnh vực nào?

Yêu cầu đối với người xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14071:2015 (ISO/TS 14071:2014) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Quá trình xem xét phản biện và năng lực của người xem xét: Các yêu cầu bổ sung và hướng dẫn đối với TCVN ISO 14044:2011 như sau:

Năng lực của người xem xét
Người xem xét phải nắm rõ các yêu cầu của LCA như nêu trong TCVN ISO 14040 và TCVN ISO 14044, hoặc phải có chuyên môn về kỹ thuật và khoa học phù hợp.
Người xem xét phải có kiến thức, kỹ năng thành thạo về;
- TCVN ISO 14040 và TCVN ISO 14044;
- Phương pháp luận LCA và quy tắc thực hành hiện tại, đặc biệt là về nội dung LCI, (kể cả việc tạo lập và xem xét tập dữ liệu, nếu cần áp dụng);
- Thực hành xem xét phản biện;
- Những ngành khoa học liên quan tới các phạm trù tác động quan trọng của nghiên cứu;
- Các khía cạnh trong kết quả thực hiện môi trường, kỹ thuật và những vấn đề liên quan khác của (các) hệ thống sản phẩm được đánh giá;
- Ngôn ngữ được sử dụng trong nghiên cứu.
Người xem xét phải cung cấp một bản sơ yếu lí lịch và danh mục các văn bản tham khảo liên quan.
Những năng lực bổ sung có thể được yêu cầu, phụ thuộc vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu LCA.
Tập hợp các năng lực này, kể cả việc thuần thục về ngôn ngữ được sử dụng trong nghiên cứu sẽ được các thành viên khác nhau của hội đồng hoặc một nhóm các chuyên gia cùng đảm nhận.
...

Như vậy, theo quy định, người xem xét phản biện đánh giá vòng đời sản phẩm phải có kiến thức, kỹ năng thành thạo về:

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn;

- Phương pháp luận LCA và quy tắc thực hành hiện tại, đặc biệt là về nội dung LCI, (kể cả việc tạo lập và xem xét tập dữ liệu, nếu cần áp dụng);

- Thực hành xem xét phản biện;

- Những ngành khoa học liên quan tới các phạm trù tác động quan trọng của nghiên cứu;

- Các khía cạnh trong kết quả thực hiện môi trường, kỹ thuật và những vấn đề liên quan khác của (các) hệ thống sản phẩm được đánh giá;

- Ngôn ngữ được sử dụng trong nghiên cứu.

Đánh giá vòng đời sản phẩm
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thủy lực thế nào?
Pháp luật
Độ chặt K của nền đường ô tô được quy định như thế nào? Sai số cho phép so với thiết kế về các yếu tố hình học của nền đường ô tô sau thi công?
Pháp luật
Chuỗi cung ứng rượu vang là gì? Cơ sở trồng nho có trách nhiệm gì trong việc cung ứng rượu vang?
Pháp luật
Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp đặt ở đâu trên bình chứa khí chữa cháy? Nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt?
Pháp luật
Mâm giàn giáo là gì? Yêu cầu chung về an toàn đối với mâm giàn giáo là gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cá Hồi vân mẫn cảm với vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở giai đoạn nào? Cá Hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN có dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) xác định sự tác động của chất lỏng trong Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp Danh mục công trình xây dựng phải trang bị Thiết bị báo cháy cục bộ theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm là gì? Thông tin truy xuất nguồn gốc logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm gồm những loại thông tin nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá vòng đời sản phẩm
577 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá vòng đời sản phẩm Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào