Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm cần đáp ứng yêu cầu gì về vật liệu và về trang phục đồng bộ?
- Chức năng của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm là gì?
- Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm cần đáp ứng yêu cầu gì về vật liệu?
- Yêu cầu về tính năng đối với đường may của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm được quy định thế nào?
- Yêu cầu của trang phục đồng bộ đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm là gì?
Chức năng của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm là gì?
Căn cứ quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu tính năng và phương pháp thử quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm (gọi tắt là TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003)) có quy định về chức năng của quần áo bảo vệ chống các tác nhân lây nhiễm như sau:
"Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm có hai chức năng chính:
- ngăn chặn các tác nhân lây nhiễm trùng tiếp cận với da (có thể bị thương);
- ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân lây nhiễm sang người khác và các tình huống khác, ví dụ: ăn hoặc uống khi người đó đã cởi bỏ quần áo bảo vệ lao động.
Trong nhiều tình huống công việc, ví dụ: các phòng thí nghiệm vi sinh, sản xuất công nghệ sinh học, v.v ... có thể ngăn chặn các tác nhân lây nhiễm và hạn chế nguy cơ phơi nhiễm khi xảy ra tai nạn. Trong những tình huống này, các tác nhân mà người lao động có thể tiếp xúc, thường đã được biết rõ. Trong các loại hình công việc khác, các sinh vật không thể được kiểm soát, khiến người lao động liên tục có rủi ro lây nhiễm bởi các tác nhân sinh học. Điều này xảy ra, ví dụ: trong công việc thoát nước, xử lý chất thải, chăm sóc động vật bị nhiễm các tác nhân lây truyền từ động vật, dọn dẹp khẩn cấp, xử lý chất thải rủi ro bệnh viện, v.v ... Trong những tình huống này, những tác nhân mà người lao động tiếp xúc có thể không được biết, mặc dù có thể đánh giá được những nguy cơ có thể xảy ra."
Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm
Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm cần đáp ứng yêu cầu gì về vật liệu?
Các yêu cầu về vật liệu đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003) gồm những yêu cầu cụ thể sau:
"4.1 Yêu cầu về vật liệu
4.1.1 Yêu cầu chung
Nếu hướng dẫn chăm sóc cho biết rằng quần áo có thể được làm sạch và xử lý lại ít nhất năm lần, thì chất liệu quần áo bảo vệ phải chịu năm chu kỳ làm sạch và xử lý lại theo hướng dẫn chăm sóc của nhà sản xuất trước khi thử nghiệm.
Nếu hướng dẫn chăm sóc quy định số chu kỳ làm sạch /tái xử lý thấp hơn, thì vật liệu phải tuân theo số chu kỳ làm sạch/tái xử lý đã chỉ ra.
Trừ khi có quy định khác trong quy trình thử nghiệm liên quan, các mẫu thử phải được ổn định ít nhất 24 h trong môi trường (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % trước khi thử nghiệm. Thử nghiệm phải được thực hiện trong cùng môi trường không khí hoặc trong vòng 5 min kể từ khi lấy mẫu ra khỏi môi trường ổn định.
4.1.2 Các yêu cầu cơ học và tính dễ cháy
Vật liệu phải được thử nghiệm và phân loại theo các phương pháp thử nghiệm và hệ thống phân loại tính năng quy định trong các phần liên quan của prEN 14325.
4.1.3 Các yêu cầu hóa học
Nếu được công bố bảo vệ chống lại các chất hóa học, vật liệu phải được thử nghiệm và phân loại theo các phương pháp thử nghiệm và hệ thống phân loại tính năng quy định trong các phần liên quan của prEN 14325.
Bảng 1 - Phân loại chống xuyên thấm bởi các chất lỏng nhiễm bẩn dưới áp lực thủy tĩnh (ISO/FDIS 16604)
4.1.4 Các yêu cầu tính năng chống lại sự xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm
4.1.4.1 Chống xuyên thấm bởi các chất lỏng nhiễm bẩn dưới áp lực thủy tĩnh
Khi được thử nghiệm theo ISO/FDIS 16603 và ISO/FDIS 16604, vật liệu phải được phân loại theo các mức độ tính năng nêu trong Bảng 1, như đã thu được trong thử nghiệm thực khuẩn (ISO/FDIS 16604).
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm máu tổng hợp (ISO/FDIS 16603) được sử dụng cho các mục đích sàng lọc, tức là để dự đoán mức độ dự kiến xảy ra xuyên thấm khi thực hiện thử nghiệm thực khuẩn (ISO /FDIS 16604).
4.1.4.2 Chống xuyên thấm bởi các tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa các chất lỏng nhiễm vi sinh
Khi thử nghiệm theo Phụ lục A, vật liệu cần được phân loại theo các mức độ tính năng đã nêu trong Bảng 2.
Bảng 2 - Phân loại khả năng chống xuyên thấm bởi tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa chất lỏng nhiễm bẩn
4.1.4.3 Chống xuyên thấm bởi các chất khí dung lỏng nhiễm bẩn
Khi thử nghiệm theo ISO/DIS 22611, vật liệu cần được phân loại theo các mức độ tính năng nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 - Phân loại khả năng chống xuyên thấm bởi chất khí dung lỏng nhiễm bẩn
4.1.4.4 Chống xuyên thấm bởi các tiểu hạt rắn nhiễm bẩn
Khi thử nghiệm theo ISO/DIS 22612, vật liệu cần được phân loại theo các mức độ tính năng đã nêu trong Bảng 4.
Bảng 4 - Phân loại chống xuyên thấm bởi tiểu hạt rắn nhiễm bẩn
Yêu cầu về tính năng đối với đường may của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm được quy định thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003) có quy định như sau:
"4.2 Các yêu cầu tính năng đối với đường may, chỗ nối và mối ghép
Đường may, mối nối và mối ghép của quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm cần đáp ứng các yêu cầu quy định trong các phần liên quan của prEN 14325. Độ bền đường may cần được phân loại theo phần 5.5 của prEN 14325:2001."
Yêu cầu của trang phục đồng bộ đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm là gì?
Những yêu cầu của trang phục đồng bộ đối với quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 13411:2021 (BS EN 14126:2003)
"4.3 Những yêu cầu của trang phục đồng bộ
Quần áo bảo vệ chống lại các tác nhân lây nhiễm cần đáp ứng các yêu cầu liên quan của EN 340 và các yêu cầu đối với trang phục đồng bộ quy định trong tiêu chuẩn liên quan đối với quần áo bảo vệ hóa chất (xem Bảng 5).
Vật liệu và thiết kế sử dụng phải không gây kích thích da cũng như không có bất kỳ ảnh hưởng có hại nào lên sức khỏe.
CHÚ THÍCH: Trang phục nên càng nhẹ và mềm mại càng tốt để đảm bảo sự thoải mái cho người mặc, không cản trở chuyển động đồng thời vẫn cung cấp sự bảo vệ hiệu quả."
Bảng 5 - Các loại quần áo bảo vệ chống tác nhân lây nhiễm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?