Quân đội nhân dân Việt Nam có các loại hình khen thưởng nào? Có được trao tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích không?

Quân đội nhân dân Việt Nam có các loại hình khen thưởng nào? Có được trao tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích không? Những cá nhân nào được xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam? - Câu hỏi của anh Quốc Trung đến từ Quảng Trị

Quân đội nhân dân Việt Nam có các loại hình khen thưởng nào?

Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:

Các loại hình khen thưởng trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

(1) Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được: là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.

(2) Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề): là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phát động.

(3) Khen thưởng đột xuất: là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.

Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.

Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.

(4) Khen thưởng quá trình cống hiến: là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

(5) Khen thưởng theo niên hạn: là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định.

(6) Khen thưởng đối ngoại: là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.

Như vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam có 6 hình thức khen thưởng kể trên.

Khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)

Có được trao tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:

Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
...
2. Nguyên tắc khen thưởng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (sau đây viết gọn là Nghị định số 91/2017/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
a) Hình thức, mức hạng khen thưởng phải phù hợp với tính chất từng loại hình thành tích, tương xứng với kết quả đạt được hoặc mức độ công lao, đóng góp, cống hiến của từng tập thể, cá nhân. Chú trọng khen thưởng tập thể và cá nhân trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, công tác, lao động sản xuất.
b) Trong một năm không đề nghị xét tặng hai trong số các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân, gồm: Huân chương; các danh hiệu: “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (trừ thành tích xuất sắc đột xuất hoặc khen thưởng quá trình cống hiến).
c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều hình thức cho một thành tích; cùng một thành tích, cùng một thời điểm không khen thưởng một hình thức cho nhiều cấp trong cùng một đơn vị. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
d) Khi xét khen thưởng theo công trạng (khen thưởng thường xuyên) được quy đổi 02 Cờ thi đua của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng bằng 01 “Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng”.
đ) Khen thưởng trong các ngành, đoàn thể quần chúng và trong sơ kết, tổng kết cuộc vận động, phong trào thi đua theo chuyên đề chủ yếu sử dụng các hình thức khen thưởng trong phạm vi, quyền hạn của đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết; trường hợp thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu, có ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn quân, toàn quốc thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch nước khen thưởng; mức khen cao nhất đến “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba” hoặc “Huân chương Lao động hạng ba”.
e) Khen thưởng đối với cá nhân cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của cá nhân và thành tích của tập thể cơ quan, đơn vị do cá nhân đó phụ trách. Khi xét khen thưởng trong tổng kết phong trào thi đua, chỉ xét khen thưởng cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị khi cơ quan, đơn vị do cá nhân đó phụ trách được khen thưởng.
g) Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung.
h) Chưa xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn, thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, chưa kết luận.
3. Không xét tặng danh hiệu thi đua trong tổng kết phong trào thi đua hàng năm và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, mà chỉ xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước đối với thành tích theo từng giai đoạn và được lấy thành tích của các đơn vị trực thuộc để làm tiêu chí xét khen thưởng đối với các tập thể sau: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; các Tổng cục: Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng; Tổng cục II; quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, binh đoàn; Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh 86, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Như vậy, một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng nhưng không khen thưởng nhiều hình thức cho một thành tích.

Nếu cùng một thành tích, cùng một thời điểm không khen thưởng một hình thức cho nhiều cấp trong cùng một đơn vị.

Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Những cá nhân nào được xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Đối với cá nhân:
a) Quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong Quân đội;
b) Quân nhân dự bị; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thời gian tập trung thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;
c) Người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
2. Đối với tập thể:
a) Bộ Quốc phòng;
b) Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; các Tổng cục: Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp Quốc phòng; Tổng cục II; các quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh 86, quân đoàn, binh chủng, binh đoàn và cấp tương đương (sau đây viết gọn là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng);
c) Cơ quan, đơn vị từ cấp tiểu đội đến cấp sư đoàn và tương đương; các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn (sau đây viết gọn là các tổ chức quần chúng);
d) Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; các doanh nghiệp cổ phần hóa mà Bộ Quốc phòng sở hữu dưới 50% vốn điều lệ, có tham gia phong trào thi đua trong Quân đội;
đ) Các cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thi đua, khen thưởng trong Quân đội.

Như vậy, các cá nhân được xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:

- Quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong Quân đội;

- Quân nhân dự bị; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thời gian tập trung thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;

- Người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Quân đội nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân
Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội ngắn gọn? Viết thư gửi chú bộ đội chọn lọc? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn tả chú bộ đội ngắn gọn? Đoạn văn tả chú bộ đội ngắn gọn, chọn lọc? Quy định Quân đội nhân dân như thế nào?
Pháp luật
Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
Pháp luật
Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
Pháp luật
Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người? Quân đội nhân dân là lực lượng như thế nào?
Pháp luật
Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
Pháp luật
Ai là người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an hiện nay? Người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
Pháp luật
Mức tiền thưởng của Quân đội nhân dân từ 25/12/2024 theo Thông tư 95/2024/TT-BQP như thế nào?
Pháp luật
Tổng Tham mưu trưởng có phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam không? Ai có quyền bổ nhiệm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân đội nhân dân
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
6,708 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào