Quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài là gì? Áp dụng điều ước quốc tế trong quan hệ này ra sao?
- Quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài là gì?
- Việc áp dụng điều ước quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?
- Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài có bắt buộc phải bằng tiếng Việt không?
Quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 giải thích về quan hệ công cụ chuyển nhượng như sau:
Quan hệ công cụ chuyển nhượng là quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện về công cụ chuyển nhượng.
Dẫn chiếu đến Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Phạm vi áp dụng
1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện về công cụ chuyển nhượng trong đó:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài là gì? Áp dụng điều ước quốc tế trong quan hệ này ra sao? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng điều ước quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?
Việc áp dụng điều ước quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 6 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thoả thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế gồm Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế có liên quan khác theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở Việt Nam nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì công cụ chuyển nhượng phải được phát hành theo quy định của Luật này.
4. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật này.
Theo đó, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài có bắt buộc phải bằng tiếng Việt không?
Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng được quy định tại Điều 10 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng
Công cụ chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.
Theo đó, ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì không bắt buộc phải bằng tiếng Việt mà có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?