Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Quản lý chi phí đầu tư xây dựng" là gì.
Trên thực tế, quản lý chi phí đầu tư xây dựng có thể hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh các khoản chi phí trong toàn bộ vòng đời của dự án đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả về mặt kinh tế, tuân thủ quy định pháp luật và đáp ứng các mục tiêu đề ra.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm việc kiểm soát các khoản mục chi phí, từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 133 Luật Xây dựng 2014, nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 50 và điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
(1) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng.
Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.
(2) Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng bằng việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
(3) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt.
Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.
(4) Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.
(5) Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 134 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
Tổng mức đầu tư xây dựng
1. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Trường hợp phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo thiết kế sơ bộ là cơ sở để ước tính chi phí đầu tư xây dựng.
2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí trong dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 135 của Luật này, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác.
...
Như vậy, tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án và được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Trường hợp phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo thiết kế sơ bộ là cơ sở để ước tính chi phí đầu tư xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?