Quản lý nhà nước về lao động là gì? 06 nội dung quản lý nhà nước về lao động? Thẩm quyền quản lý?

Quản lý nhà nước về lao động là gì? 06 nội dung quản lý nhà nước về lao động gồm những nội dung nào? Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động được quy định ra sao? Nhà nước có những chính sách gì về lao động?

Quản lý nhà nước về lao động là gì?

Quản lý nhà nước về lao động là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm điều chỉnh, tổ chức và kiểm soát các quan hệ lao động cũng như các hoạt động liên quan đến lao động, đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích xã hội.

Quản lý nhà nước về lao động là công cụ quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động và duy trì trật tự, kỷ luật lao động trong xã hội.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Quản lý nhà nước về lao động là gì? 06 nội dung quản lý nhà nước về lao động? Thẩm quyền quản lý?

Quản lý nhà nước về lao động là gì? 06 nội dung quản lý nhà nước về lao động? Thẩm quyền quản lý? (Hình từ Internet)

06 nội dung quản lý nhà nước về lao động gồm những nội dung nào? Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động?

Căn cứ quy định tại Điều 212 Bộ luật Lao động 2019, 06 nội dung quản lý nhà nước về lao động bao gồm:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động.

(2) Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp.

Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

(3) Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.

(4) Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

(5) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

(6) Hợp tác quốc tế về lao động.

Theo đó thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động được quy định tại Điều 213 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.

Nhà nước có những chính sách gì về lao động?

Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:

(1) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

(2) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

(4) Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(5) Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

(6) Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

(7) Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Quản lý nhà nước về lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quản lý nhà nước về lao động là gì? 06 nội dung quản lý nhà nước về lao động? Thẩm quyền quản lý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý nhà nước về lao động
201 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý nhà nước về lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý nhà nước về lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào