Quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào? Cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình?
Quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào?
Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định, quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
(2) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
(3) Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
(4) Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
(5) Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
(6) Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.
(7) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình?
Việc thống nhất quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, theo quy định, Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình, đồng thời, định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống bạo lực gia đình.
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc phòng chống bạo lực gia đình?
Trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.
2. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, trong việc phòng chống bạo lực gia đình, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm:
(1) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.
(2) Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
(3) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên.
(4) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
(5) Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?