Quản lý rủi ro đối với gỗ nhập khẩu có cần dựa trên tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực hay không?

Muốn thành lập một doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu, nhập khẩu gỗ nên tôi có một số thắc mắc như sau. Việc quản lý rủi ro đối với nhập khẩu gỗ được nhà nước ta quy định như thế nào? Quản lý rủi ro đối với gỗ nhập khẩu có cần dựa trên tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực hay không? Chủ gỗ nhập khẩu khi thực hiện hoạt động thì cần thực hiện những trách nhiệm gì? Hồ sơ nhập khẩu gỗ phải có những thành phần nào?

Quản lý rủi ro đối với gỗ nhập khẩu có cần dựa trên tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí sau:

(1) Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam: quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2020/NĐ-CP

- Quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:

+ Có Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;

+ Có quy định pháp luật quốc gia về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;

+ Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia đã ký Hiệp định song phương với Việt Nam về gỗ hợp pháp hoặc Quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia được Việt Nam công nhận là đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này.

- Quốc gia thuộc vùng địa lý không tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam khi không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.

- Thẩm quyền công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam: Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan để thống nhất và chịu trách nhiệm công bố Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam cho từng thời kỳ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Danh sách quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.

(2) Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam: quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP

- Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:

+ Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);

+ Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;

+ Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.

- Gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.

- Thẩm quyền công bố loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật và công bố danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có).

Như vậy, việc quản lý rủi ro đối với gỗ nhập khẩu không chỉ phải dựa trên tiêu chí xác định quốc gia có thuộc vùng địa lý tích cực hay không mà còn phải dựa vào tiêu chí xác định gỗ nhập khẩu thuộc loại rủi ro hay không rủi ro khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Gỗ nhập khẩu

Gỗ nhập khẩu

Chủ gỗ nhập khẩu khi thực hiện hoạt động thì cần thực hiện những trách nhiệm gì?

Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:

- Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;

- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định này;

- Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.

Theo đó, khi nhập khẩu gỗ, chủ gỗ nhập khẩu cần đảm bảo tuân thủ đúng trách nhiệm đã định của mình theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ nhập khẩu gỗ phải có những thành phần nào?

Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

"5. Quy định về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
a) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu;
b) Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản này bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao;
c) Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này."

Cụ thể, đối với trường hợp nhập khẩu gỗ, hồ sơ phải gồm những thành phần quy định tại Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP như sau:

Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

- Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Một trong các tài liệu sau:

+ Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

+ Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;

+ Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, việc nhập khẩu gỗ là một vấn đề tương đối phức tạp. Pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ gỗ nhập khẩu, quản lý rủi ro đối với gỗ nhập khẩu và thành phần hồ sơ cần có khi tiến hành nhập khẩu gỗ hợp pháp.

Gỗ nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu bảng kê gỗ nhập khẩu áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do ai lập?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Doanh nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Pháp luật
Quản lý rủi ro đối với gỗ nhập khẩu có cần dựa trên tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực hay không?
Pháp luật
Việc xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào theo quy định?
Pháp luật
Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu và Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu có xác nhận của công chức Hải quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gỗ nhập khẩu
2,064 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gỗ nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gỗ nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào