Quản lý viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự gồm những nội dung nào?
- Quản lý viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự gồm những nội dung nào?
- Ai là người quản lý toàn diện đội ngũ viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự?
- Trong công tác tuyển dụng viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền gì?
Quản lý viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định về nội dung quản lý viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự như sau:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án kiện toàn đội ngũ viên chức.
- Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu, biên chế công chức, số lượng viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tiêu chuẩn đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
- Điều động, luân chuyển, biệt phái, cho chuyển công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ.
- Bổ nhiệm ngạch, thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
- Khen thưởng, kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo quy định của pháp luật.
- Cho thôi việc, nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, nghỉ phép, nghỉ công tác không hưởng lương viên chức đi công tác, cho phép đi nước ngoài về việc riêng.
- Quản lý hồ sơ viên chức.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về viên chức.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thực hiện quy định của pháp luật về viên chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- Các nội dung quản lý khác đối với viên chức theo quy định của pháp luật.
Viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Ai là người quản lý toàn diện đội ngũ viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định như sau:
Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý toàn diện đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ, công chức; quyết định các nội dung sau đây:
...
Theo đó, người quản lý toàn diện đội ngũ viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Trong công tác tuyển dụng viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định như sau:
Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định của pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; được Bộ trưởng phân cấp quyết định các nội dung sau đây:
1. Giao chỉ tiêu biên chế công chức hành chính đối với các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; tổng biên chế công chức hành chính đối với các cơ quan thi hành án dân sự từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và biên chế của Cục Thi hành án dân sự.
2. Trong công tác tuyển dụng
a) Tuyển dụng công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này;
b) Cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người được tuyển dụng vào công tác tại Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; việc cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp;
c) Phân cấp hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyển dụng công chức thi hành án dân sự địa phương phù hợp với yêu cầu công tác và năng lực của Cục Thi hành án dân sự; phê duyệt kế hoạch và kết quả tuyển dụng công chức do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện tuyển dụng theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự;
d) Ký hợp đồng lao động đối với một số loại công việc được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và theo cơ cấu, số lượng đã được phê duyệt làm việc tại Tổng cục Thi hành án dân sự.
...
Như vậy, trong công tác tuyển dụng viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền như sau:
- Tuyển dụng viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này;
- Việc cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua đâu ở giai đoạn chuẩn bị theo quy định Luật Xây dựng?
- Thời hạn gia hạn đất cho thuê xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là bao nhiêu năm?
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Cách viết mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú mẫu 3 213? Trách nhiệm của đảng viên được xin ý kiến chi ủy nơi cư trú?
- Cá nhân được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê khi nào?