Quân nhân thi hành mệnh lệnh cấp trên dẫn đến việc gây thiệt hại thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Nghĩa vụ của quân nhân theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
“Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
…..
2. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
c) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
d) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
e) Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;
g) Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.”
Theo đó, quân nhân phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 nêu trên. Một trong những nghĩa vụ đó là tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên.
Quân nhân thi hành mệnh lệnh cấp trên dẫn đến việc gây thiệt hại thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Quân nhân thi hành mệnh lệnh cấp trên dẫn đến việc gây thiệt hại thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên như sau:
“Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.”
Theo đó, khi quân nhân gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh cấp trên và đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo với người ra mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người ra mệnh lệnh sẽ là người chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp nào quân nhân thi hành mệnh lệnh cấp trên dẫn đến việc gây thiệt hại không được loại trừ trách nhiệm hình sự?
Như quy định trên có đề cập thì việc loại trừ trách nhiệm không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 421 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược như sau:
“Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
….
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống loài người như sau:
“Điều 422. Tội chống loài người
….
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 423 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phạm chiến tranh như sau:
“Điều 423. Tội phạm chiến tranh
…..
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Như vậy, quân nhân vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi thi hành mệnh lệnh của cấp trên nếu hành vi đó thuộc các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, tội chống loài người và tội phạm chiến tranh. Mức phạt là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Trường hợp nếu bạn thi hành mệnh lệnh cấp trên dẫn đến thiệt hại mà không thuộc các tội nêu trên thì bạn sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?