Quản tài viên không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì có thay đổi Quản tài viên khác không?
- Ai có thẩm quyền chỉ định Quản tài viên sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản?
- Quản tài viên không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì có thay đổi Quản tài viên khác không?
- Quyết định thay đổi Quản tài viên do không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được thể hiện bằng hình thức nào?
Ai có thẩm quyền chỉ định Quản tài viên sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;
d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thẩm phán có thẩm quyền chỉ định Quản tài viên sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Thẩm phán dựa vào các căn cứ sau đây để chỉ định Quản tài viên:
- Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên;
- Đề xuất chỉ định Quản tài viên của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Quản tài viên không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;
- Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Quản tài viên không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.
Quản tài viên không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì có thay đổi Quản tài viên khác không? (Hình từ Internet)
Quản tài viên không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì có thay đổi Quản tài viên khác không?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;
b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.
...
Theo quy định trên, Quản tài viên có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
(1) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;
(2) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
(3) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên không thực hiện được nhiệm vụ.
Như vậy, Quản tài viên không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì Quản tài viên đó có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi.
Quyết định thay đổi Quản tài viên do không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được thể hiện bằng hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Phá sản 2014 quy định:
Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
2. Quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chánh án Tòa án nhân dân xem xét, ban hành một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Hủy bỏ quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân quy định tại khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, quyết định thay đổi Quản tài viên do không khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được thể hiện bằng văn bản.
Trong quyết định thay đổi Quản tài viên phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?