Quan trắc khí tượng thủy văn là gì? Khí tượng thủy văn được quan trắc như thế nào theo Luật Khí tượng thủy văn?
Quan trắc khí tượng thủy văn là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 định nghĩa quan trắc khí tượng thủy văn như sau:
"5. Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển."
Quan trắc khí tượng thủy văn là gì?
Quan trắc khí tượng thủy văn như thế nào?
Điều 13 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định quan trắc khí tượng thủy văn như sau:
- Yêu cầu đối với quan trắc khí tượng thủy văn:
+ Quan trắc phải chính xác, liên tục, thống nhất theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn;
+ Kết quả quan trắc phải bảo đảm tính đại diện, phản ánh khách quan điều kiện tự nhiên, hiện trạng các hiện tượng khí tượng thủy văn của khu vực đặt trạm;
+ Thông tin, dữ liệu quan trắc phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng.
- Nội dung quan trắc khí tượng thủy văn:
+ Nội dung quan trắc được xác định cụ thể cho từng loại trạm khí tượng thủy văn;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định chi tiết nội dung quan trắc đối với trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
+ Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân xác định nội dung quan trắc đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý;
+ Trạm khí tượng có phát báo quốc tế, trạm khí tượng thủy văn có trao đổi thông tin, dữ liệu với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc có thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương thực hiện các quan trắc khác theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Quan trắc khí tượng thủy văn của các chủ công trình:
Các công trình khi xây dựng, khai thác chịu tác động hoặc gây tác động đến điều kiện khí tượng thủy văn mà có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng, tài sản của cộng đồng thì chủ công trình phải tổ chức quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này.
- Quan trắc khí tượng thủy văn trên tàu bay, tàu biển:
Khuyến khích chủ tàu bay, tàu biển hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn và phát báo kết quả quan trắc cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia theo mã luật của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
- Thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn phải được cung cấp về hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
- Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này.
Công trình khí tượng thủy văn được bảo vệ như thế nào?
Điều 16 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định bảo vệ công trình khí tượng thủy văn như sau:
- Nội dung bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
+ Xây dựng hồ sơ, chỉ giới đất, phạm vi hành lang kỹ thuật công trình và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình;
+ Bảo vệ hành lang kỹ thuật; ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 của Luật này;
+ Thực hiện các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và các trường hợp rủi ro khác gây ra;
+ Bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa công trình theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.
- Trách nhiệm bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Trạm khí tượng thủy văn giải thể trong trường hợp nào?
Khoản 5 Điều 14 Luật Khí tượng thủy 2015 văn quy định giải thể trạm khí tượng thủy văn như sau:
- Giải thể trạm khí tượng thủy văn:
+ Giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp: trạm không còn trong quy hoạch; không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không thể di chuyển được.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
+ Giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trong trường hợp: trạm không còn trong kế hoạch phát triển của bộ, ngành, địa phương và không đủ điều kiện để chuyển sang mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không thể di chuyển được; mục đích hoạt động của trạm đã hoàn thành.
Người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng quyết định giải thể trạm khí tượng thủy văn thuộc quyền quản lý; sau khi giải thể phải thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?