Quan trắc thoái hóa đất theo dõi những chỉ tiêu nào? Tần suất thực hiện quan trắc thoái hóa đất ra sao?
Quan trắc thoái hóa đất theo dõi những chỉ tiêu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT giải thích khái niệm "Quan trắc thoái hóa đất" như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Quan trắc ô nhiễm đất là hoạt động theo dõi có hệ thống về hàm lượng kim loại nặng có trong đất và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ có trong đất đối với đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm.
11. Quan trắc thoái hóa đất là hoạt động theo dõi có hệ thống các chỉ tiêu đất bị suy giảm độ phì; đất bị xói mòn; đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.
12. Tiềm năng đất đai là khả năng về số lượng, chất lượng đất và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì quan trắc thoái hóa đất là hoạt động theo dõi có hệ thống các chỉ tiêu đất sau đây:
- Đất bị suy giảm độ phì;
- Đất bị xói mòn;
- Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa;
- Đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa;
- Đất bị phèn hóa.
Quan trắc thoái hóa đất theo dõi những chỉ tiêu nào? Tần suất thực hiện quan trắc thoái hóa đất ra sao? (Hình từ Internet)
Tần suất thực hiện quan trắc thoái hóa đất ra sao?
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 38 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước và xác định chỉ tiêu, tần suất quan trắc
1. Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước được thực hiện như sau:
a) Xác định các điểm quan trắc cố định theo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Phần A của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và lập sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước được thể hiện trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng tỷ lệ 1:250.000;
b) Lập danh mục các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước theo Mẫu số 03/QTĐ của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tạo lập bảng dữ liệu phục vụ nhập thông tin kết quả điều tra thực địa theo Mẫu số 04/QTĐ của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Xác định chỉ tiêu, tần suất quan trắc, bao gồm:
a) Chỉ tiêu quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất theo quy định tại Phần C của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tần suất quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất được thực hiện hằng năm. Trường hợp xảy ra sự cố do thiên tai hoặc hoạt động của con người có nguy cơ làm cho đất bị ô nhiễm hoặc suy thoái bất thường thì thực hiện việc quan trắc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, tần suất quan trắc thoái hóa đất được thực hiện hằng năm, trong trường hợp xảy ra sự cố do thiên tai hoặc hoạt động của con người có nguy cơ làm cho đất bị ô nhiễm hoặc suy thoái bất thường thì sẽ thực hiện việc quan trắc thoái hóa đất đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các bước điều tra, lấy mẫu quan trắc thoái hóa đất như thế nào?
Căn cứ vào Điều 39 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Điều tra, lấy mẫu, phân tích mẫu quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất
1. Điều tra, lấy mẫu quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất
a) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác điều tra, lấy mẫu quan trắc, bao gồm: chuẩn bị về nhân lực, vật tư, thiết bị, dụng cụ, tài liệu; lập kế hoạch chi tiết điều tra, lấy mẫu quan trắc theo từng vùng; xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra, lấy mẫu quan trắc;
b) Tổ chức điều tra, lấy mẫu quan trắc ngoài thực địa và thực hiện bảo quản mẫu đất. Phương pháp điều tra, lấy mẫu quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo quản mẫu đất theo quy định tại Phần B của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Rà soát, cập nhật kết quả điều tra thực địa vào bảng dữ liệu điều tra theo Mẫu số 04/QTĐ của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Rà soát, phân loại, lập danh mục mẫu đất và lập bảng các chỉ tiêu phân tích;
đ) Bàn giao mẫu đất cho đơn vị phân tích;
e) Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, lấy mẫu quan trắc tại thực địa theo từng vùng.
2. Thực hiện phân tích mẫu đất. Phương pháp phân tích mẫu đất theo quy định tại Mục III Phần A của Phụ lục II và Mục III Phần A của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, các bước điều tra, lấy mẫu quan trắc thoái hóa đất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác điều tra, lấy mẫu quan trắc, bao gồm:
- Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, thiết bị, dụng cụ, tài liệu;
- Lập kế hoạch chi tiết điều tra, lấy mẫu quan trắc theo từng vùng;
- Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra, lấy mẫu quan trắc
Bước 2: Tổ chức điều tra, lấy mẫu quan trắc ngoài thực địa và thực hiện bảo quản mẫu đất.
Bước 3: Rà soát, cập nhật kết quả điều tra thực địa;
Bước 4: Rà soát, phân loại, lập danh mục mẫu đất và lập bảng các chỉ tiêu phân tích;
Bước 5: Bàn giao mẫu đất cho đơn vị phân tích;
Bước 6: Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, lấy mẫu quan trắc tại thực địa theo từng vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?