Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus có thể đặt ở mặt nào của xe? Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung gồm các tài liệu nào?
- Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus có thể đặt ở mặt nào của xe?
- Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus phải có các nội dung nào?
- Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus gồm các tài liệu nào?
Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus có thể đặt ở mặt nào của xe?
Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus có thể đặt ở mặt nào của xe, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông như sau:
Quảng cáo trên phương tiện giao thông
1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
2. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.
Theo quy định trên thì không thể đặt quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trước mặt, mặt sau và trên nóc xe bus.
Theo đó, đơn vị chị không thể yêu cầu đặt quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của xe buýt. Các mặt còn lại thì có quyền thực hiện quảng cáo miễn sao đảm bảo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép.
Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus có thể đặt ở mặt nào của xe? Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung gồm các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về điều kiện quảng cáo như sau:
Điều kiện quảng cáo
1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
…
đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
…
Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ khám chữa bệnh quảng cáo trên xe bus thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật.
Việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus phải có các nội dung nào?
Việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus phải có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP như sau:
Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;
b) Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.
Như vậy, theo quy định trên thì việc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus phải có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;
- Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.
Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên xe bus gồm các tài liệu được quy định tại Điều 19 Thông tư 09/2015/TT-BYT như sau:
- Các giấy tờ quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BYT.
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?