Quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi thoại có thể bị xử phạt? Mức xử phạt đối với hành vi nhắn tin, gọi điện thoại quảng cáo không đúng quy định là bao nhiêu?
Hành vi gọi điện thoại quảng cáo gây phiền cho người khác được pháp luật quy định thế nào?
Hiện nay quảng cáo là công cụ giúp hái ra tiền của các tổ chức, cá nhân làm kinh doanh, cũng vì thế việc quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi điện thoại ngày càng phổ biến. Nhưng có không ít người lạm dụng hình thức quảng cáo này một cách vô tội vạ, khiến nhiều người bị làm phiền bởi các cuộc gọi quảng cáo liên tục trong ngày thậm chí là vào tối khuya hoặc sáng sớm. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người khác.
Vì thế căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này hoặc vi phạm các nội dung bị cấm của Pháp luật về quảng cáo thì được xem là cuộc gọi rác.
Quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi thoại có thể bị xử phạt?
Mọi người có quyền và nghĩa vụ thế nào khi nhận được các cuộc gọi rác?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác về hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) hoặc của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử.
- Được quyền nhận hoặc từ chối nhận quảng cáo.
- Phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử, Người quảng cáo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Nguyên tắc gọi điện thoại quảng cáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định việc gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
- Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.
- Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
- Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.
- Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
- Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
Vậy khi gọi điện thoại quảng cáo phải tuân theo các nguyên tắc trên nếu không sẽ bị xem là cuộc gọi rác, trường hợp có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm về gọi điện thoại quảng cáo bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2, Khoản 4 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (Được bổ sung bởi Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng;
- Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng;
- Gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng;
- Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo;
- Không cung cấp cho người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối cuộc gọi quảng cáo, tin nhắn đăng ký quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?