Quảng cáo sản phẩm của mình là 'nhất', 'tốt nhất' cũng có thể bị phạt? Mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật được quy định thế nào?

Tôi là một người sản xuất kinh doanh mỹ phẩm làm đẹp, tôi mới ra mắt dòng mỹ phẩm làm trắng nên muốn chạy quảng cáo cho sản phẩm của mình, tôi tự tin đây là sản phẩm làm trắng hàng đầu, vậy khi tôi làm quảng cáo có thể quảng cáo sản phẩm của mình là tốt nhất thị trường hay không? Và tôi muốn biết quảng cáo sản phẩm là nhất nhưng không phải sự thật thì bị xử phạt thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Quảng cáo sản phẩm của mình là "nhất" thì có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định những hành vi sau đây bị cấm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm như sau:

– Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm.

– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

– Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

– Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

– Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh; khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng; giá, công dụng; kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu; xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ; thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

– Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

– Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói; hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

– Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện; trụ điện; cột tín hiệu giao thông; cây xanh nơi công cộng.

Khi quảng cáo doanh nghiệp nào cũng muốn cho người tiêu dùng thấy sản phẩm của mình là "tốt nhất" "số một" trên thị trường. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng đúng như quảng cáo, vậy trường hợp quảng cáo sử dụng từ "nhất" cho sản phẩm mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì được xem là quảng cáo sai sự thật, thuộc trường hợp bị cấm theo pháp luật về quảng cáo.

Quảng cáo sản phẩm của mình là "nhất", "tốt nhất" cũng có thể bị phạt?

Quảng cáo sản phẩm là "nhất", "tốt nhất" cũng có thể bị phạt?

Khi nào được quảng cáo sản phẩm là "nhất", "tốt nhất", "số một"?

Muốn được sử dụng từ "nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc những từ ngữ khác tương tự để quảng cáo sản phẩm thì doanh nghiệp phải chứng minh được thông qua tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL tài liệu hợp pháp nêu trên được quy định như sau:

1. Tài liệu hợp pháp quy định tại khoản 11 Điều 8 của Luật quảng cáo bao gồm:
a) Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường;
b) Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự.
2. Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp chứng minh từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trên các sản phẩm quảng cáo là 01 (một) năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường.
3. Trên sản phẩm quảng cáo phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác tên tài liệu hợp pháp quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy để được quảng cáo sản phẩm là "nhất", "tốt nhất", "số một" thì doanh nghiệp phải tuân thủ quy định trên về tài liệu hợp pháp chứng minh sản phẩm của mình đúng như quảng cáo.

Quảng cáo sản phẩm có chứa từ "nhất" sai sự thật bị xử phạt như thế nào?

Hành vi quảng cáo sản phẩm sai sự thật sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Kèm theo biện pháp khắc phục là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi quảng cáo gian dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 được quy định như sau:

1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


Quảng cáo sản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về thông tin, quảng cáo sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam quảng cáo sản phẩm có phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không?
Pháp luật
Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay? Cách viết email booking KOL? Quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tiêu chuẩn điều kiện quảng cáo sản phẩm là gì? Doanh nghiệp nước ngoài có được thuê công ty Việt Nam quảng cáo sản phẩm hay không?
Pháp luật
Nghệ sĩ quảng cáo gian dối về sản phẩm giảm cân bị phạt tối đa bao nhiêu tiền? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi có bị vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có bắt buộc doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh khi quảng cáo sản phẩm là 'số một' hay không?
Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm sữa với nội dung có thể thay thế sữa mẹ có được không? Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi quảng cáo sản phẩm thì doanh nghiệp có được sử dụng từ duy nhất để nói về sản phẩm hay không?
Pháp luật
Hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng với chất lượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Có được quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục không? Nếu không thì bị phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo sản phẩm
8,065 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo sản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo sản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào