Quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ nhỏ có bị cấm không? Vi phạm về quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ có bị cấm hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012, có 8 sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bị cấm bao gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Như vậy, việc quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ không phải là hàng hóa, sản phẩm bị cấm. Tuy nhiên việc quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ nhỏ vẫn phải tuân thủ theo một số quy định về quảng cáo sữa dành cho trẻ.
Quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ có bị cấm hay không?
Quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
Theo Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về việc quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ như sau:
"Điều 8. Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
1. Nội dung quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải có các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường."
Vi phạm về quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Mức phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ như sau:
"Điều 55. Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ có nội dung không phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mà không bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này."
Như vậy, đối chiếu với các Điều khoản trên, nếu chị Hà Ạnh vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ theo quy định tại Điều 55 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì chị có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, còn đối với tổ chức có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, đối với biện pháp khắc phục hậu quả, chị còn có thể bị buộc cải chính thông tin, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi sản phẩm quảng cáo tại khoản 4 Điều 55 nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?