Quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa nhưng bị thiếu tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản thì bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa có cần phải được xác nhận nội dung quảng cáo không? Băng-rôn quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa treo tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật phải thể hiện những nội dung chủ yếu gì? Và băng-rôn quảng cáo này bị thiếu tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản thì bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa có cần phải được xác nhận nội dung quảng cáo không?

Tại Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 5 Nghị định 123/2018/NĐ-CP) yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như sau:

- Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Theo đó, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 10 Nghị định 181/2013/NĐ-CP nên thuộc trường hợp phải được xác nhận nội dung quảng cáo.

Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

Băng-rôn quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa treo tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật phải thể hiện những nội dung chủ yếu gì?

Theo Điều 10 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y như sau:

- Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

- Nội dung quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.

- Nội dung quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải phù hợp với Giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.

- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y phải có các nội dung sau đây:

+ Tên thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y;

+ Tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Như vậy, băng-rôn quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu đặc tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật phải có các nội dung như tên thuốc bảo vệ thực vật, tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa nhưng bị thiếu tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản thì bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 57 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật như sau:

"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

b) Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật không phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam:

b) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này."

Theo đó, băng-rôn quảng cáo thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa nhưng bị thiếu tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Quảng cáo Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quảng cáo
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đọc tiếng nước ngoài trước hay tiếng Việt trước trong quảng cáo?
Pháp luật
Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tiêu chuẩn điều kiện quảng cáo sản phẩm là gì? Doanh nghiệp nước ngoài có được thuê công ty Việt Nam quảng cáo sản phẩm hay không?
Pháp luật
Tiệm xăm sử dụng hình ảnh của khách để quảng cáo có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt hành chính đối với tiệm xăm này là bao nhiêu?
Pháp luật
Sản phẩm quảng cáo là gì? Có thể đăng ký quảng cáo bằng tiếng nước ngoài được hay không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt hành chính như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ thông báo quảng cáo sản phẩm trên băng rôn cần những gì? Trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên băng rôn ra sao?
Pháp luật
Quảng cáo hàng hóa được hiểu là gì? Cá nhân kinh doanh hàng hóa có được tự quảng cáo hàng hóa của mình hay không?
Pháp luật
Các hàng quán gắn bảng hiệu quảng cáo có logo web cờ bạc thì có bị xử phạt theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện quảng cáo hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình thông qua phương tiện nào?
Pháp luật
Dán nhãn hiệu trên phương tiện giao thông như thế nào? Dán quảng cáo trên nóc xe tải có bị phạt không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn đối với cá nhân gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo
1,046 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào