Quảng cáo thuốc thụt trực tràng chứa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu bắt buộc phải có những thông tin chủ yếu gì?

Bên công ty mình có sản phẩm mới là thuốc thụt trực tràng chưa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu có đủ điều kiện được quảng cáo không? Nếu được phép thì quảng cáo thì thuốc thụt trực tràng chứa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu bắt buộc phải có những thông tin chủ yếu gì? Quảng cáo thuốc này nhưng không đưa ra tên hoạt chất bị xử phạt như thế nào?

Thuốc thụt trực tràng chứa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu có đủ điều kiện được quảng cáo không?

Khoản 2 Điều 79 Luật Dược 2016 quy định điều kiện đối với thuốc được quảng cáo được quy định như sau:

- Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;

- Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam

Như vậy, thuốc thụt trực tràng chứa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu nằm ở Mục 71 Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT. Tuy nhiên, cần phải xét thêm 2 điều kiện khác là không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam

Quảng cáo thuốc thụt rửa trực tràng

Quảng cáo thuốc thụt rửa trực tràng

Quảng cáo thuốc thụt trực tràng chứa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu bắt buộc phải có những thông tin chủ yếu gì?

Theo Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc như sau:

- Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:

+ Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành được Bộ Y tế phê duyệt;

+ Chuyên luận về thuốc ghi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam;

+ Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

- Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc sau:

+ Tên thuốc;

+ Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La - tin;

+ Chỉ định;

+ Cách dùng;

+ Liều dùng;

+ Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);

+ Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;

+ Tác dụng phụ và phản ứng có hại;

+ Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;

+ Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";

+ Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;

+ Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;

+ Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.

- Nội dung quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình phải có đầy đủ thông tin quy định tại điểm a, b, c, e, i và k khoản 2 Điều này, trong đó phải đọc to, rõ ràng các nội dung quy định tại điểm a, b, c, e và k khoản 2 Điều này. Trường hợp thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên phải đọc từng hoạt chất hoặc đọc tên chung các nhóm vitamin, khoáng chất, dược liệu.

- Nội dung quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo:

- Nội dung quảng cáo có âm thanh phải trình bày nội dung quảng cáo như đối với báo nói, báo hình quy định tại khoản 3 Điều này;

- Nội dung quảng cáo không có âm thanh phải có đầy đủ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp nội dung quảng cáo là bản ghi âm, ghi hình có nhiều trang hoặc phân cảnh quảng cáo, các trang hoặc phân cảnh quảng cáo phải xuất hiện liên tiếp, dừng đủ thời gian để người xem có thể đọc được hết các thông tin thể hiện; trang, phân cảnh có nội dung thông tin sản phẩm phải đứng yên, không chuyển động để người đọc tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm. Kịch bản phải mô tả cách thức xuất hiện các trang nội dung đối với quảng cáo có nhiều trang.

Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm.

- Nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện quảng cáo ngoài trời chỉ thể hiện trên cùng 01 mặt của phương tiện quảng cáo và phải có các thông tin quy định tại các điểm a, b, i, k và l khoản 2 Điều này. Trường hợp nội dung quảng cáo đưa các thông tin liên quan đến công dụng, tác dụng, chỉ định của thuốc thì bắt buộc phải đưa đầy đủ thông tin như quy định tại khoản 2 Điều này.

- Tiếng nói, chữ viết trong nội dung quảng cáo thuốc phải đáp ứng quy định tại Luật quảng cáo.

- Cỡ chữ trong nội dung quảng cáo thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận nhưng không được nhỏ hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.

- Kịch bản quảng cáo phải mô tả rõ phần hình ảnh, phần lời đọc, phần chữ, phần nhạc.

- Nội dung quảng cáo thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc.

Quảng cáo thuốc thụt trực tràng chứa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu không đưa ra tên hoạt chất bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc như sau:

"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không ghi đúng quy định hoặc không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, chống chỉ định, khuyến cáo đối với đối tượng đặc biệt và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" đối với quảng cáo thuốc trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử;

b) Không thể hiện đầy đủ tên thuốc; tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên phương tiện quảng cáo ngoài trời.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thiếu một trong các nội dung sau đây:

a) Tên thuốc;

b) Tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;

c) Chỉ định, trừ các chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự, chứng mất ngủ kinh niên và chỉ định mang tính kích dục;

d) Chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;

đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

e) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chuyên luận về loại thuốc đó đã được ghi trong Dược thư quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sản phẩm có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế;

b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thuốc;

c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc;

d) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;

đ) Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo tài liệu thông tin quảng cáo đã đăng ký hết giá trị;

e) Quảng cáo thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này."

Như vậy, quảng cáo thuốc thụt trực tràng chứa hoạt chất Glycerol phối hợp với dịch chiết dược liệu không đưa ra tên hoạt chất bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Đồng thời, buộc cải chính thông tin và tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Quảng cáo thuốc Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quảng cáo thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?
Pháp luật
Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Quảng cáo thuốc thiếu khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Có được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh thuốc không được quảng cáo thuốc trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nội dung dược liệu là nguyên liệu làm thuốc ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy xác nhận thì doanh nghiệp xử lý như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp sẽ tự động điều chỉnh nội dung quảng cáo thuốc mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mới giấy xác nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thuốc bôi ngoài da với nồng độ Acyclovir ≤ 5% có đủ điều kiện được quảng cáo không? Nội dung quảng cáo thuốc bôi ngoài da bắt buộc phải có những thông tin gì?
Pháp luật
Các quảng cáo về thuốc 'nhà tôi 3 đời trị sỏi thận' gây ám ảnh một thời gian dài trên Youtube về bản chất có được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo thuốc
797 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo thuốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào